Tiểu đường là căn bệnh rất phổ biến hiện nay. Sử dụng tỏi đen điều trị bệnh tiểu đường là phương pháp được lựa chọn nhiều nhất bởi hiệu quả cao, tốt cho sức khỏe lại an toàn.
Hiện nay, nước ta có khoảng hơn 5 triệu người mắc bệnh tiểu đường, hơn 60% chưa được chẩn đoán và trong đó chỉ tính riêng tại Hồ Chí Minh, tỷ lệ người mắc bệnh tiểu đường đã lên tới 11%.
Theo dự đoán, con số này chưa dừng lại và đang có xu hướng tăng cao hơn nữa. Chính vì thế, việc tìm ra đơn thuốc trị bệnh bệnh tiểu đường triệt để đã khó, tìm ra giải pháp trị tiểu đường không dùng thuốc càng khó hơn.
Hiện nay, rất nhiều người tìm đến các thực phẩm chức năng cho người đái tháo đường bởi họ hiểu được mức độ nguy nan và dễ dẫn đến biến chứng, thậm chí có thể gây tử vong của căn bệnh này.
Và trong số đó, tỏi đen là sản phẩm được lựa chọn nhiều nhất bởi hiệu quả cao, tốt cho sức khỏe lại cực kỳ an toàn.
Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu kỹ càng hơn về căn bệnh đái tháo đường và tác dụng của tỏi đen trong điều trị tiểu đường, đừng bỏ qua nhé!
Bệnh đái tháo đường là gì? Nguyên nhân dẫn đến bệnh đái tháo đường
Bệnh tiểu đường hay trong y học còn gọi là bệnh đái tháo đường là căn bệnh rối loạn chuyển hóa mạn tính rất phổ biến.
Nguyên nhân dẫn đến căn bệnh này là do khi cơ thể đề kháng với tác động của insulin hoặc không đủ insulin – một hôc môn điều chỉnh sự hấp thu đường của các tế bào để giữ đường trong máu ở mức bình thường, dẫn đến lượng đường trong máu quá cao. Tình trạng này có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng cho cơ thể, bao gồm cả mắt, thận, thần kinh và tim.
Có 2 loại đái tháo đường:
- Đái tháo đường tuýp 1
Đây là tuýp những người bệnh bị thiếu insulin, có nghĩa là cơ thể phát hành không đủ insulin. Khi đó, các loại chất bột, đường (carbohydrat) ăn vào không được chuyển thành năng lượng. Theo một số thống kê, có ít hơn 10% những người bị đái tháo đường là tuýp 1, và hầu hết các trường hợp được chẩn đoán là trẻ em và người trẻ trưởng thành.
- Đái tháo đường tuýp 2
Đây là tuýp những người bệnh bị đề kháng với insulin. Cơ thể có thể tạo ra một ít insulin nhưng nó không thể chuyển hóa được glucose. Các phân tích đã chỉ ra rằng có khoảng 85% đến 95% người bị đái tháo đường trên trái đất là tuýp 2. dù rằng đái tháo đường tuýp 2 trước đây thường xảy ra ở người lớn tuổi, trong những năm vừa qua bệnh thường xảy ra ở những người trẻ hơn và cả con nít.
Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường tuýp 1 đó là:
- Hệ miễn dịch
Hệ miễn dịch của cơ thể bị suy yếu khiến cho tế bào beta bị bạch cầu tấn công, dẫn đến không thể sản xuất đủ insulin hoặc không thể sản xuất insulin. Bên cạnh đó, tình trạng tế bào Lympho T bị rối loạn cũng có thể gây nên bệnh tiểu đường tuýp 1.
- Chế độ ăn uống
Khoa học đã chứng minh rằng, nguyên nhân chính gây tiểu đường tuýp 1 ở trẻ em là do một loại protein có tên là casein được tìm thấy trong thành phần sữa bò. Trên toàn thế giới, người ta ghi nhận rằng những đứa bé tiêu thụ sữa bò ở giai đoạn đầu đời thì dễ bị tiểu đường tuýp 1 hơn. Một sự thật khác đó là loại bỏ thức ăn động vật, bao gồm sữa trong chế độ ăn của bệnh nhân tiểu đường tuýp 1 có thể giúp ngăn ngừa diễn tiến phức tạp của bệnh và đảo ngược bệnh lý.
- Môi trường sống
Môi trường sống có thể là nhân tố gây nên bệnh tiểu đường tuýp 1 như virus, vi khuẩn tấn công, nhiễm độc từ môi trường, các chất hóa học…
- Các yếu tố di truyền
Nếu gia đình có tiền sử bị bệnh tiểu đường thì các thế hệ sau có thể sẽ bị do tính di truyền.
Nguyên nhân dẫn đến bệnh đái tháo đường tuýp 2 bao gồm:
- Chế độ ăn uống
Chế độ ăn uống không khoa học, dư thừa chất béo, dư thừa tinh bột khiến cho tuyến tụy phải làm việc hết công suất, gây ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa glucose thành năng lượng.
- Lười vận động
Lười vận động cũng là một trong những nguyên nhân của bệnh tiểu đường tuýp 2. Một khi cơ thể nạp vào quá nhiều chất dinh dưỡng dẫn đến tình trạng dư thừa, khi đó tuyến tụy nhận nhiệm vụ sản xuất insulin nhiều hơn để đưa glucose vào tế bào, chuyển hóa thành năng lượng. Làm việc quá tải trong một thời gian dài sẽ khiến tuyến tụy bị suy yếu, dần dần mất khả năng sản xuất insulin.
- Béo phì
Đối với những người béo phì, trong cơ thể xuất hiện trạng thái bệnh lý đặc thù gọi là chất đề kháng insulin. Sau một thời gian dài tuyến tụy phải hoạt động quá mức khiến cho chức năng sản xuất insulin bị suy giảm, dẫn đến tình trạng thiếu insuslin.
- Stress
Tình trạng stress kéo dài cũng có thể khiến cho nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao hơn. Mặt khác, một số loại thuốc điều trị về thần kinh, nhất là do stress tâm lý có thể là yếu tố nguy cơ tiểu đường.
- Hút thuốc lá
Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng hút thuốc lá làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2, những người hút thuốc có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao hơn những người không hút thuốc 14%. Khói thuốc ảnh hưởng đến tình trạng kháng insulin cũng như giảm khả năng sản xuất insulin của tuyến tụy.
Tác dụng của tỏi đen trong điều trị tiểu đường
Tỏi đen với bệnh tiểu đường có quan hệ mật thiết với nhau là bởi thành phần quan trọng allincin có bên trong của tỏi đen cơ thể chống lại giúp chống mệt mỏi, thúc đẩy nhanh quá trình phân hủy của đường, kiểm soát sự gia tăng lượng đường có trong máu, đồng thời, tăng hợp chất Su – sulfua hữu cơ có thể kích hoạt các tế bào, vitamin B1 có thể giúp chuyển đường thành năng lượng.
Dưới tác dụng nhiệt độ thì Allicin có trong tỏi đen sẽ tạo ra hợp chất lưu huỳnh kiểm soát lượng đường trong máu và giúp đường chuyển hóa thành năng lượng tốt hơn.
Bên cạnh đó, tỏi đen có thể ảnh hưởng đến quá trình tổng hợp glycogen trong gan, làm giảm đi lượng đường trong máu và làm tăng mức độ insulin của huyết tương. Bên trong tỏi đen còn chứa các S-methyl cysteine sulfoxide và S-allyl cysteine sulfoxide, chất sunfua có thể ức chế G-6-P enzyme NADPH, ngăn chặn phá hủy insulin, có công dụng hạ đường huyết. Các allyl disulfide trong tỏi đen cũng có tác dụng này.
Ngoài ra, tỏi đen chứa alkaloid, cũng có một thành phần giúp làm giảm đường bên trong máu, tăng chức năng cho insulin, quan trọng hơn là nó không ảnh hưởng đến đường trong máu đối với người bình thường.
Các nhà khoa học đã nghiên cứu dùng 25g tỏi đen thí nghiệm sự dung nạp glucose trên thỏ, kết quả đo được là nhóm dùng tỏi đen suy giảm đường huyết lớn nhất từ 12,4% ± 1,2%, trong khi nhóm thỏ dùng nước cất thì chỉ giảm từ 1,8% ± 0,5%.
Từ đó, ta thấy rất rõ dàng tác dụng kiểm soát đường huyết của tỏi đen. Họ cũng đã thí nghiệm với tiểu đường alloxan gây ra ở chuột theo cách cho uống chiết xuất tỏi đen, sau đó thì dưới sự tác dụng của chiết suất này, chỉ 2h sau uống nồng độ glucose trong máu đã giảm 17,9% ~ 26,2%.
Tỏi đen không chỉ đơn giản là một loại thảo dược dùng để chữa tiểu đường, tỏi đen có nhiều tác dụng khác như: Kích thích nhanh tiêu hóa, giảm đầy và chướng bụng, giảm cholesterol trong máu, phòng ngừa và giảm bị xơ vữa thành mạch, tình trạng béo phì, ổn định điều hòa huyết áp, bảo vệ cho tim mạch, giảm đường huyết trong máu, giảm stress căng thẳng, bảo vệ các tế bào thần kinh, tăng cao trí nhớ và kích thích miễn dịch, tăng sức đề kháng,…
Chính vì thế, bạn hãy bổ sung ngay tỏi đen vào thực đơn hằng ngày để tăng cường sức khỏe và hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường nhé!