Bé 3 tuổi những điều bạn cần biết
Ở tuổi lên 3 đây là thời kỳ hình thành nhân cách của trẻ vì vậy mỗi cha mẹ cần có sự linh hoạt trong sự giáo dục trẻ bởi lúc này tâm lí của mỗi đứa trẻ khác nhau nhưng nhìn chung chúng đều trải qua mốc quan trọng. Cha mẹ chúng ta phải nắm vững tâm lý của con mình để có phương pháp dạy trẻ một cách hiệu quả.
Sau đây, tôi xin chia sẽ cho các bạn một số điều nên làm khi nuôi dạy trẻ 3 tuổi.
3 tuổi- đây là lứa tuổi tràn đầy cá tính, lúc này kỹ năng ngôn ngữ kết hợp với kỹ năng vận động để trẻ hòa nhập với xã hội. Đây là giai đoạn phát triển mang tính cách đột phá ở cả thể chất lẫn tâm lí tạo nên nền tảng thúc đẩy quá trình hình thành nhân cách sau này của trẻ . Vì vậy chắc chắn rằng đây là giai đoạn khó khăn nhất của các ông bố bà mẹ vì sự lúng túng trước hàng loạt biểu hiện của con.
Thông thường, ở giai đoạn này trẻ thường ương bướng, không ngoan, lì lợm…phản ứng của bố mẹ là nổi giận, cướng ép, đánh đập… nhưng thực tế chứng minh những phản ứng đó chỉ dập tắt tạm thời nhưng sau đó mọi chuyện vẫn như cũ, thậm chí còn trầm trọng hơn. Ứng xử khủng hoảng tuổi lên ba đòi hỏi bố mẹ chúng ta phải hiểu đúng về vấn đề con mình đang gặp phải. Đây là sự mất cân bằng tạm thời giữa các yếu tố tạo nên sự mâu thuẫn bên trong và bên ngoài của trẻ. Đó là lý do vì sao chúng ta không thể nào cấm đoán và áp đặt con, thay vào đó chúng ta hãy để con sáng tạo.
Bước lên 3, bé bắt đầu biết suy luận với tư duy trực quan của mình và biết cách quan sát để tìm ra đáp án. Giai đoạn này bé học hỏi rất nhanh và ghi nhớ sâu những điều mới lạ, vì vậy khi tương tác với trẻ thì nên đưa ra các câu hỏi “tại sao”, “nếu..thì…” để kích thích sự sáng tạo của trẻ đồng thời đây là cơ hội để hình thành sự tự tin thể hiện ý kiến của trẻ.
Chúng ta không nên bác bỏ tất cả những gì trẻ đưa ra mà nên để điều phi lí của trẻ được thừa nhận hợp lý. Ông bố bà mẹ chúng ta không nên đối xử với những phát biểu ngô nghê, phi lí của trẻ theo kiểu gạt bỏ, chế giễu. Chúng ta nên hiểu rằng trí tưởng trượng của trẻ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong sự phát triển tâm lí, nhận thức của trẻ.
Ở gian đoạn này, tình cảm của bé bùng nổ mạnh mẽ, nhanh chóng và có dấu hiệu cho thấy sự hình thành tình cảm thẩm mỹ để biết nhận ra cái đẹp, rung cảm trước cái đẹp. Vì vậy khi tương tác với trẻ cần giúp bé điều chỉnh, hướng dẫn rõ ràng, bình tĩnh và lắng nghe bé không nên nôn nóng dập tắt tính bướng của trẻ để sau đó trẻ dễ dàng chấp nhận thực hiện các hướng dẫn từ bố mẹ.
Thay vì cấm đoán con vô cớ thì bố mẹ cần trở thành một người bạn biết lắng nghe để hiểu, uốn nắn cung cấp vốn từ để phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Chính sự lắng nghe này sẽ giúp con luôn thoải mái, giải tỏa lo lắng, từ đó trẻ sẽ có thái độ hợp tác và chấp nhận chuẩn mực mà bố mẹ cung cấp.
Tôi vừa chia sẽ cho các ông bố bà mẹ chúng ta hiểu rõ hơn về cách nuôi dạy trẻ lúc trẻ lên 3 tuổi. Hi vọng với những kinh nghiệm trên sẽ phần nào giúp chúng ta nuôi dạy con mình tốt hơn.