4 chiêu loại bỏ tính ăn vạ của bé ngay tức khắc

Theo các nhà tâm lý học thì khi trẻ ăn vạ là một dấu hiệu phát triển tích cực, đó là những biểu hiện chứng tỏ bé muốn thể hiện mình, đó cũng là kỹ năng giao tiếp xã hội ban đầu của trẻ.

790
Rate this post

Biểu hiện tâm lý của trẻ ăn vạ

Ăn vạ thường xảy ra ở các bé có bộ não phát triển tốt, nguyên nhân ăn vạ là do bé đang cảm thấy thất vọng về điều gì đó, tuy nhiên bé chưa đủ khă năng ngôn ngữ để bộc lộ nỗi thất vọng. Việc bé có biểu hiện ăn vạ không quá đáng ngại nhưng việc để tình trạng đó kéo dài thì sẽ hình thành tính cách, lối sống không tốt ở trẻ.

an-va-o-tre-1

Mặt khác khi các bé ăn vạ thì cha mẹ thường không có hành động không đúng ảnh hương không tốt tới tâm lý cũng như sự phát triển của bé. Có thể bạn sẽ chiều theo ý bé, hoặc “nổi con tam bành” những hành động đó đều không tốt dành cho bé. Đặc biệt các bé thường rất hay ăn vạ khi ở nơi có đông người và chỗ công cộng. Vậy bạn phải làm gì?

Hãy cùng lưu ý 4 chiêu nuôi dạy con các mẹ có thể thực hiện để bé quên ngay cơn ăn vạ của mình.

an-va-o-tre-2

Xem thêm: Ăn dặm kiểu nhật, Nuôi con kiểu mỹ

Nếu bé ăn vạ tại chỗ đông người thì việc đầu tiên bạn cần làm là đưa con ra một góc riêng tránh xa khu vực bé ăn vạ. Bạn có thể yêu cầu con đứng yên bình tĩnh thậm chí có thể để mặc cho bé lăn lộn hay làm bất cứ điều gì (trong tầm kiểm soát của bạn) để bé giải tỏa sự giận dỗi vì không được đáp ứng nhu cầu của bé.

Nếu bé ăn vạ tại nhà để tránh có sự ảnh hưởng của nhiều người khiến cho cơn ăn vạ kéo dài, bạn nên bế bé về phòng riêng chỉ có 2 mẹ con hoặc bất cứ nơi nào chỉ có 2 người và thả mặc bé tự do giải tỏa cơn ăn vạ.

an-va-o-tre-3

Bạn có thể sử dụng âm nhạc để đánh lạc hướng bé. Theo nghiên cứu thì âm nhạc lúc nào cũng thu hút sự chú ý của trẻ nhỏ. Âm nhạc giúp bé thư thái, bình tĩnh, kích thích não bộ của trẻ phát triển. Khi bé đang mất bình tĩnh bạn có thể yêu cầu con đứng yên và bạn sẽ lơ bé đi và bật một bài nhạc mà bé thích để bé bình tĩnh trở lại.

Hoặc nếu có thể khi bé ăn vạ bạn có thể đưa bé ra khu vực có nhiều cây cối để bé có thể nhanh chóng bị thu hút và đánh lạc hướng bởi khung cảnh và sớm bình tĩnh trở lại.

Và luôn nhớ là dù có đánh lạc hướng để bé bình tĩnh nhưng bạn sẽ không được bắt chuyện với bé hay dỗ dành bé khi bé chưa tự nín khóc và ngừng cơn ăn vạ.
an-va-o-tre-4Khi bé đã hoàn toàn bĩnh tĩnh và ngừng cơn ăn vạ, bạn nên ôm con vào lòng và thủ thỉ với bé những lí do vì sao bạn không đáp ứng nhu cầu của bé để bé thực sự hiểu và không cảm thấy ấm ức. Bạn đừng cho rằng vì con nhỏ không hiểu hết mà không chia sẻ với bé. Bé cũng là một cá thể độc lập và bé hoàn toàn có chủ kiến riêng của mình, đôi khi cái bạn cho rằng là không tốt thì bạn áp đặt trực tiếp lên bé mà không hề có sự trao đổi thỏa thuận sẽ khiến bé cảm thấy không phục và sẽ không thực sự rút kinh nghiệm mà chỉ là tạm thời quên đi sự ăn vạ ở thời điểm đó thôi.

Và như vậy sau một trận chiến ăn vạ nếu bạn không giải thích bé sẽ không thực sự hiểu vì sao nhu cầu của bé không được đáp ứng và lần sau nếu gặp trường hợp tương tự rất có thể bé lại lặp lại. Như vậy thực sự rất phí hoài một trận chiến mà con thì mất sức gào thét, nước mắt còn mẹ thì stress rồi không thu lại được kết quả như mong muốn ngoài việc dừng được cơn ăn vạ ở thời điểm đó.

an-va-o-tre-5

Có thể ở nhà bạn đã xử lí hiệu quả cơn ăn vạ của bé bằng cách phớt lờ nhưng khi ra ngoài đường, đi siêu thị,… vì sợ người ngoài nhìn vào mà bạn dỗ bé bằng việc mua đồ chơi hay bánh kẹo cho “xong chuyện”. Bé sẽ nhận ra thói quen này của bố mẹ và có xu hướng ăn vạ nhiều hơn ở nơi đông người. Vì thế, hãy luôn kiên định thực hiện các phương pháp dạy con dù là ở nhà lẫn bên ngoài.

Bên cạnh đó trước khi từ chối con bạn nên để cho con có sự lựa chọn. Luôn đưa ra cho con 2 lựa chọn để con tự quyết định. Tránh áp đặt ngay từ đầu khiến bé phản ứng dữ dội. Và luôn kiên định với lựa chọn chính bản thân đưa ra chứ không có bất cứ thương lượng hay thay đổi nào để tránh việc bé quen sau này bạn sẽ rất khó để đưa ra sự lựa chọn với con.

Ví dụ: Khi bé bạn mải chơi không chịu đi ăn cơm mặc dù đến giờ. Và nếu bắt bé đi ăn cơm bé sẽ khóc lóc phản ứng dữ dội. Khi đó bạn sẽ cần bé bình tĩnh và đưa ra cho bé 2 lựa chọn: Một là bé ăn cơm xong sẽ chơi tiếp. Hai là bé không ăn thì sẽ đi ngủ luôn (bữa tối) mà không có chơi gì hết.

Hãy luôn để bé lựa chọn và kiên trì hỏi bé 3-5 lần nếu bé không đưa ra câu trả lời thì bạn sẽ tự quyết định và thông báo với con lựa chọn của mẹ giúp con là Đi ngủ. Chắc chắn bé sẽ không đồng ý và như vậy bạn đã thành công trong việc để con lựa chọn phương án 1 do con tự nói ra rồi.

Con trẻ rộng lượng, hiểu biết, quân tử và rất khôn ngoan. Xử lý các bé không dễ. Điều quan trọng là bố mẹ cần có bản lĩnh cao cường. Kiên quyết, nói thì sẽ làm, bình tĩnh, không cáu gắt, sẵn sàng cho trẻ chịu một, hai bữa đói hay để bé lăn lộn bẩn thỉu…. Chúc các bố mẹ luôn đủ bản lĩnh để “đấu trí” với các độ tuổi khủng hoảng của con.