Sau khi sinh, dù là sinh thường hay sinh mổ thì người mẹ vẫn cần có chế độ chăm sóc và chế độ dinh dưỡng đặc biệt. Cùng tìm hiểu phụ nữ sau sinh nên và không nên ăn thực phẩm gì để đảm bảo sức khỏe và nhiều sữa cho con bú tại bài viết dưới đây nhé!
Phụ nữ sau khi sinh thì người mẹ cũng cần có chế độ ăn uống đặc biệt để hồi phục sức khỏe và nhiều sữa cho con bú. Chính vì vậy, câu hỏi phụ nữ sau sinh nên và không nên ăn thực phẩm gì để đảm bảo sức khỏe và nhiều sữa cho con bú luôn được hội chị em bỉm sữa quan tâm. Cùng tìm hiểu kỹ vấn đề này tại bài viết dưới đây nhé!
Phụ nữ sau sinh nên ăn gì để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và nhiều sữa cho con
Rau ngót
Đối với các chị em sau khi sinh, rau ngót là món ăn không thể thiếu trong các bữa cơm hằng ngày bởi ngoài bồi bổ, lợi sữa, còn có tác dụng đào thải máu xấu ra ngoài cơ thể đồng thời giảm cân hiệu quả mà không ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé.
Đu đủ xanh
Đu đủ có tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt, mát gan, nhuận tràng, giải độc, tiêu thũng, làm thông tuyến sữa…cũng là thực phẩm chứa nhiều vitamin nên rất tốt cho phụ nữ sau sinh.
Khi bổ sung đu đủ vào chế độ ăn hằng ngày, các mẹ ăn sẽ hấp thụ vào sữa khiến nguồn sữa mẹ mát hơn, khi trẻ bú vào cơ thể sẽ dễ hấp thu các kháng thể và dưỡng chất hơn.
Các loại đậu
Các loại hạt họ đậu như: đậu xanh, đâu đen, đậu nành…đều có tính mát, lợi sữa cho mẹ sau sinh. Mẹ có thể thay đổi bữa ăn bằng món chè đậu hoặc đậu hầm với gạo nếp, xương…
Hơn nữa đậu còn nhiều chất xơ, ít calo, giàu vitamin và khoáng chất như Ca, K, B6, magiê, acid folic… nên có tác dụng giảm cân, tôn vóc dáng và giúp da trắng sáng, mịn màng. Đặc biệt, đậu nành còn có tác dụng cân bằng nội tiết tố của phụ nữ sau sinh.
Thịt nạc
Sau sinh, phụ nữ sẽ mất một lượng máu rất lớn, không những thế còn phải cho con bú. Chính vì thế, việc bổ sung sắt và các dưỡng chất cho các mẹ sau sinh là điều rất cần thiết. Để đảm bảo chế độ ăn đầy đủ nguồn dinh dưỡng như trên, các bà mẹ cần phải bổ sung thịt nạc.
Thịt lợn hay thịt bò nạc là lựa chọn hàng đầu bởi không chỉ cung cấp đầy đủ năng lượng mà còn giàu chất sắt. Một khi chất sắt trong cơ thể không được cung cấp đầy đủ có thể khiến bạn cảm thấy mệt mỏi.
Các loại trái cây tươi
Trong trái cây có chứa hàm lượng lớn các loại vitamin và chất chống oxy hóa nên sẽ là sự lựa chọn tuyệt vời để đáp ứng những nhu cầu của phụ nữ mới sinh. Bổ sung trái cây hằng ngày sẽ giúp phụ nữ sau sinh được cung cấp đầy đủ carbohydrate giúp duy trì năng lượng, đẹp da và hỗ trợ giảm cân.
Gạo lứt
Gạo lứt là thực phẩm hỗ trợ phụ nữ sau sinh giảm cân an toàn mà vẫn an toàn và không gây ảnh hưởng đến sức khỏe hay chất lượng sữa cho con bú. Thực phẩm như gạo lứt cung cấp cho cơ thể bạn đủ lượng calories cần thiết để sản suất sữa tốt nhất cho em bé mà lại không chứa nhiều tinh bột như gạo trắng thông thường.
Sữa chua
Bên cạnh những tác dụng rất tốt cho hệ tiên hóa thì sữa chua còn giúp mẹ sau sinh đẹp da giữ dáng. Mỗi ngày ăn 1 hộp sữa chua sẽ mang đến cho các mẹ rất nhiều lợi ích từ trong ra ngoài.
Phụ nữ sau sinh không nên ăn thực phẩm gì để đảm bảo sức khỏe
Súp lơ
Các chuyên gia tư vấn sức khỏe cho rằng, các bà mẹ nuôi con bằng sữa mẹ nên hạn chế ăn súp lơ xanh, súp lơ trắng bởi lại rau này rất dễ khiến trẻ bị kích thích, dễ cáu kỉnh và đầy hơi, đi ngoài.
Tuy nhiên, có rất nhiều ý kiến khác nhau trước vấn đề mẹ cho con bú mà ăn súp lơ sẽ mất sữa. Chính vì thế, nếu nghi ngờ bông cải xanh là “thủ phạm”, mẹ hãy ngừng ăn món này vài ngày để theo dõi triệu chứng của bé xem có tiến triển tốt hơn không. Đặc biệt, phụ nữ sau sinh nên lưu ý là không nên ăn sống vì có thể khiến tình trạng đầy hơi của bé trầm trọng hơn.
Các đồ ăn cay
Một số bà mẹ có thói quen nêm nếm đủ loại da vị màu sắc vào trong bữa ăn của mình, do đó những nguyên liệu như ớt, hạt tiêu dường như không thể thiếu. Tuy nhiên, việc mẹ thường xuyên ăn những thực phẩm cay sẽ không có lợi cho cả mẹ lẫn bé trong giai đoạn sau sinh. Bởi một số mẹ cho con bú mà ăn cay có thể khiến hệ tiêu hóa của trẻ gặp vấn đề, bé có thể bị táo bón, đau bụng hoặc cáu gắt. Chính vì vậy, vì sức khỏe của trẻ, mẹ nên hạn chế ăn những loại gia vị cay nóng này.
Lạc
Một số trẻ bị dị ứng lạc từ sữa mẹ sẽ gặp phải các hiện tượng chàm, phát ban hoặc thở khò khè. Bởi vậy, nếu bản thân người mẹ hoặc bất cứ ai trong gia đình có tiền sử về dị ứng lạc, mẹ nên hạn chế việc đưa loại thực phẩm này vào thực đơn ăn uống hằng ngày của gia đình để bảo vệ sức khỏe của con.
Lúa mì
Nếu mẹ lỡ ăn một chiếc bánh được làm từ lúa mì trong quá trình cho con bú mà bé có những triệu chứng như quấy khóc, đau bụng, đi ngoài ra máu thì điều đó chứng tỏ trẻ bị dị ứng với loại thực phẩm này. Bởi thế, mẹ hãy ngừng ăn các loại thực phẩm này để kiểm tra xem có phải bé bị dị ứng với chúng không nhé. Nếu các triệu chứng của bé được cải thiện hoặc hoàn toàn biến mất, có thể mẹ cần phải tránh tiêu thụ thực phẩm từ lúa mì.
Tỏi
Tỏi là thực phẩm có mùi, khi nạp vào cơ thể, mùi tỏi sẽ tồn tại trong sữa mẹ rất lâu, thậm chí kéo dài tới 2 giờ. Một số trẻ sơ sinh nhạy cảm có thể thấy khó chịu, nhăn mặt thậm chí là bỏ bú nếu phát hiện mùi vị khó chịu trong sữa.
Chính vì thế, tốt nhất phụ nữ sau sinh nên hạn chế ăn tỏi khi đnag trong giai đoạn cho con bú.
Mướp đắng
Mướp đắng cũng được liệt vào danh sách những thực phẩm không nên ăn khi đang trong giai đoạn cho con bú. Nguyên nhân là do mướp đắng quá ít chất béo, ăn nhiều sẽ không có lợi cho chế độ ăn cần nhiều dinh dưỡng của phụ nữ sau sinh. Đặc biệt, ăn mướp đắng có thể làm giảm đường huyết. Lại thêm, các hạt mướp đắng có chứa một chất tên là vicine – một độc tố có khả năng gây ra nhức đầu, đau thắt bụng và hôn mê với người nhạy cảm và có thể được truyền từ mẹ sang con qua sữa mẹ, gây nguy hại cho hệ miễn dịch còn non yếu của bé.
Trên đây là những thực phẩm phụ nữ sau sinh nên và không nên ăn để đảm bảo sức khỏe và nhiều sữa cho con bú. Bên cạnh chế độ ăn uống khoa học, phụ nữ sau sinh cũng cần được nghỉ ngơi và chăm sóc đặc biệt để phục hồi sức khỏe và nuôi con bú tốt hơn.