Siêu âm – Đường kính lưỡng đỉnh nhỏ hơn tuổi thai có sao không?

4.5/5 - (2 votes)

Đường kính lưỡng đỉnh là yếu tố được các mẹ rất quan tâm với thai nhi. Vậy đường kính lưỡng đỉnh nhỏ hơn tuổi thai có sao không?



Đường kính lưỡng đỉnh là một trong những chỉ số được dùng để biết cân nặng, tuổi của thai nhi. Một trong những câu hỏi được rất nhiều người quan tâm là liệu đường kính lưỡng đỉnh nhỏ hơn tuổi thai có sao không? Cùng chuyên mục Sức khỏe mẹ và bé tìm hiểu bài viết để biết thêm về thông tin này nhé!

Đường kính lưỡng đỉnh của thai nhi (BPD) là gì?

Để trả lời câu hỏi đường kính lưỡng đỉnh nhỏ hơn tuổi thai có sao không trước hết, bạn cần hiểu rõ về khái niệm của đường kính lưỡng đỉnh của thai nhi. Đây là một chỉ số được hiểu là đường kính mặt cắt ngang hộp sọ của thai nhi. Đường kính này được kéo dài từ trán ra phía sau gáy của thai nhi và còn được gọi là chu vi đầu thai.

Đường kính lưỡng đỉnh thai nhi là gì
Đường kính lưỡng đỉnh thai nhi là gì

Trong quá trình siêu âm thai, chỉ số đường kính lưỡng đỉnh của thai nhi được viết tắt là BPD và được sử dụng để ước lượng cân nặng thai nhi, tính tuổi thai và đánh giá sự phát triển của thai một cách tổng quan nhất.

Bình thường, đường kính lưỡng đỉnh của thai nhi sắp ra đời là khoảng 88 đến 100mm và trung bình sẽ là 94mm. Nếu như chỉ số của con cao hơn mức độ này thì được xem là to và thấp hơn mức này sẽ là nhỏ.

Yếu tố này góp phần quyết định đến hình thức sinh con của các mẹ bầu. Nếu như trong trường hợp đường kính lưỡng đỉnh quá to thì bắt buộc mẹ phải sinh mổ để đảm bảo an toàn. Đặc biệt là đối với những chị em đang mang thai lần đầu.

Đường kính lưỡng đỉnh đo vào thời gian nào hợp lý?

Thời gian thích hợp để thực hiện đo chỉ số đường kính lưỡng đỉnh tốt nhất là từ tuần thai thứ 13 đến tuần thứ 20 của thai kỳ. Nếu như tiến hành đo càng muộn thì chỉ số này sẽ không còn chính xác nữa.

Nếu như thực hiện đo trong khoảng thời gian tuần thứ 13 đến tuần thứ 20 thì chỉ số sai lệch khoảng 10 đến 11 ngày. Còn nếu như đo ở tuần 26 thì mức độ sai lệch lên đến khoảng 3 tuần.

Đo đường kính lưỡng đỉnh thai nhi khi nào hợp lý
Đo đường kính lưỡng đỉnh thai nhi khi nào hợp lý

Chính vì vậy, lời khuyên tốt nhất dành cho các chị em đó là nên đi khám thai định kỳ thường xuyên theo đúng lịch của bác sĩ. Quá trình này sẽ giúp bạn không bỏ lỡ mốc kiểm tra quan trọng trong sự phát triển của thai nhi, đồng thời phát hiện được trường hợp đường kính lưỡng đỉnh nhỏ hơn tuổi thai.

Đường kính lưỡng đỉnh bình thường là bao nhiêu?

Một trong những điều mà các mẹ bầu quan tâm đó chính là vậy đường kính lưỡng đỉnh là bao nhiêu là phát triển bình thường và đường kính lưỡng đỉnh nhỏ hơn tuổi thai thì sẽ như thế nào? Đối với thai nhi chuẩn bị chào đời thì đường kính lưỡng đỉnh trung bình vào khoảng 88 đến 100mm, trung bình là khoảng 94mm.

Thông thường, từ tuần thai thứ 12 cho đến khi bé ra đời, đường kính lưỡng đỉnh sẽ tăng từ 2,5cm đến 9,0cm. Tuy nhiên, các bác sĩ sẽ không chỉ dựa vào đường kính lưỡng đỉnh của thai nhi mà còn sử dụng các chỉ số khác để đảm bảo đánh giá toàn diện cũng như chính xác nhất về sự phát triển của thai nhi. Đó là các yếu tố:

  • Chu vi vòng đầu (HC)
  • Chu vi vòng bụng (AC)
  • Chiều dài xương đùi (FL)

Các chỉ số này được kết hợp với đường kính lưỡng đỉnh của thai nhi để có thể đánh giá toàn diện sự phát triển của em bé trong bụng mẹ,. Đồng thời có thể cho mẹ bầu cái nhìn rõ ràng, chính xác nhất về giai đoạn của thai kỳ. Ngoài ra, chỉ số về đường kính lưỡng đỉnh cũng giúp đánh giá được tình trạng phát triển não bộ của thai nhi.

Đường kính lưỡng đỉnh nhỏ hơn so với tuổi thai có sao không?

Đường kính lưỡng đỉnh nhỏ hơn tuổi thai có sao không chính là câu hỏi được các mẹ bầu rất quan tâm và tìm kiếm câu trả lời. Trong trường hợp nếu đường kính lưỡng đỉnh và chu vi đầu nếu nhỏ thì thai nhi có thể gặp một số vấn đề và có thể do nhiều nguyên nhân gây nên.

đường kính lưỡng đỉnh nhỏ hơn tuổi thai
Đường kính lưỡng đỉnh nhỏ hơn tuổi thai

Các nguyên nhân khác nhau và mức độ ảnh hưởng của từng nguyên nhân đến sự phát triển của thai nhi cũng sẽ khác nhau. Đối với vấn đề này thì sau khi em bé ra đời cần phải có sự thăm khám kỹ lưỡng thì mới có thể có kết luận chính xác về mức độ ảnh hưởng em nhé.

Bởi vì trong trường hợp này có thể khiến thai nhi chậm phát triển hơn bình thường. Hoặc cũng có thể phần đầu của thai nhi phẳng hơn so với bình thường. Điều này sẽ khiến em bé chào đời không nhanh nhẹn, hoạt bát như các bạn cùng trang lứa khác.

Tuy nhiên, rất nhiều trường hợp kích thước đầu nhỏ nhưng không ảnh hưởng đến trẻ cũng như không bị các vấn đề trong nhận thức và sự phát triển trí tuệ và vẫn khỏe mạnh bình thường. Vì vậy, các mẹ bầu không cần quá căng thẳng vì sẽ ảnh hưởng không tốt cho cả mẹ và bé.

Ngoài ra, hiện nay, các máy siêu âm trên thị trường cũng thường có những sự sai số nhất định. Vì vậy, khi các bác sĩ có kết luận thai thi của mẹ không bình thường, thì mẹ bầu cũng đừng nên suy nghĩ quá nhiều nhé! Khi biết được đường kính lưỡng đỉnh của thai nhi thì mẹ bầu đã có thể yên tâm và có 1 tinh thần tích cực nhất để chuẩn bị chào đón em bé của mình nhé!

Đường kính lưỡng đỉnh để tính tuổi và cân nặng của thai nhi

Nhẩm tính tuổi thai qua đường kính lưỡng đỉnh

Khi đã trả lời được câu hỏi đường kính lưỡng đỉnh nhỏ hơn tuổi thai có sao không thì bạn cũng có thể nhẩm tính được tuổi của thai nhi thông qua yếu tố này. Bạn có thể thực hiện theo công thức lấy con số đầu tiên ở đường kính lưỡng đỉnh và được tính ở mốc đầu tiên khi đo được các chỉ số. Theo cách tính này,  bạn sẽ lấy được một số mốc cụ thể trong giai đoạn thai kỳ như sau:

  • BPD (cm) = 2xx thì Tuổi thai (tuần) =(4×2)+5
  • BPD (cm) = 3xx thì Tuổi thai (tuần) = (4×3)+3
  • BPD (cm) = 4xx thì Tuổi thai (tuần) = (4×2)+2
  • BPD (cm) = 5xx thì Tuổi thai (tuần) = (4×1)+1
  • BPD (cm) = 6xx/7xx/8xx/9xx thì Tuổi thai (tuần) = (4×6/7/8/9)

Dựa vào đường kính lưỡng đỉnh để ước lượng cân nặng

Thông qua đường kính lưỡng đỉnh, bạn có thể ước tính được cân nặng của trẻ. Tuy nhiên, cả hai công thức này đều chỉ chính xác với trường hợp đường kính lưỡng đỉnh đã lớn. Vì vậy, để biết gần nhất sự chính xác cân nặng của thai nhi thì bạn nên lựa chọn thời điểm thích hợp nhất để tính.

Trọng lượng (gram) = [BPD (mm) – 60] x 100

Hoặc có thể áp dụng công thức khác:

Trọng lượng (gam) = 88,69 x BPD (mm) – 5062

đường kính lưỡng đỉnh nhỏ hơn tuổi thai
Đường kính lưỡng đỉnh nhỏ hơn tuổi thai

Cuộc sống ngày càng phát triển, phụ nữ luôn phải đối mặt với các trường hợp khác nhau. Áp lực cuộc sống, công việc, nhất là các mẹ bầu luôn trong tình trạng lo lắng cho thai nhi cũng như sức khỏe của mình. Chính vì vậy,  nhu cầu được trao đổi thông tin, chia sẻ kinh nghiệm được rất nhiều người quan tâm. Một trong những  website được nhiều người tìm kiếm và quan tâm là lamdep24.com.

Đường kính lưỡng đỉnh là một trong những yếu tố rất quan trọng trong sự phát triển của thai nhi. Bài viết đã mang đến cho bạn những thông tin về chỉ số này cũng như giúp bạn trả lời được câu hỏi siêu âm – Đường kính lưỡng đỉnh nhỏ hơn tuổi thai có sao không? Chúc bạn và con yêu có sự phát triển đầy đủ và toàn diện nhất nhé!