Bảng chiều dài đầu mông thai theo tuần chính xác nhất 2019

2013
5/5 - (1 vote)

Chiều dài đầu mông thai là một trong những chỉ số của thai nhi. Tham khảo bảng  chiều dài đầu mông thai theo tuần chính xác nhất 2019 dưới đây nhé!



Chiều dài đầu mông thai được các mẹ bầu rất quan tâm trong quá trình phats triển của con yêu khi còn nằm trong bụng mẹ. Cùng chúng tôi tìm hiểu về bảng chiều dài đầu mông của thai thi theo tuần chính xác nhất 2019 qua bài viết chuyên mục sức khỏe mẹ và bé dưới đây nhé!

Những chỉ số của thai nhi mẹ bầu cần biết

Trong suốt quá trình 40 tuần của thai nhi có rất nhiều vấn đề mà các mẹ bầu cần phải quan tâm. Có thể kể đến như: sức khỏe thai kỳ, lịch khám thai và sự phát triển của con yêu qua từng giai đoạn. Các cột mốc quan trọng trong quá trình phát triển của thai nhi là 3 tháng đầu thai kỳ, từ tuần 13 đến 26 là tam cá nguyệt thứ 2 và từ tuần 27 đến 40 là chu kỳ 3 tháng cuối.

Chiều dài đầu mông thai là một chỉ số quan trọng
Chiều dài đầu mông của thai nhi là một chỉ số quan trọng

Với mỗi chu kỳ đều là bước đánh dấu sự chuyển biến của cả mẹ bầu và các bé. Có thể là các dấu hiệu ổn định hoặc cũng có thể là một số thay đổi bất thường. Các thay đổi về thể chất là yếu tố rất cần thiết để bạn có thể chuẩn bị sẵn sàng nhất cho sự khỏe mạnh của bé yêu trước khi sẵn sàng chào đời và đối mặt với cuộc sống bên ngoài.

Thông qua quá trình siêu âm cũng như các chỉ số thai sẽ nói lên tất cả sự phát triển đó. Một số chỉ số phổ biến mà các mẹ có thể quan tâm và tham khảo là:

  • Tuổi thai tính từ ngày đầu của chu kỳ kinh cuối – GA (Gestational age)
  • Được đo trong những tuần đầu thai kỳ, khi thai nhi chưa hình thành các cơ quan – GSD (Gestational Sac Diameter)
  • Đường kính lưỡng đỉnh, là đường kính lớn nhất ở mặt cắt vòng đầu bé – BPD (Biparietal diameter)
  • Chiều dài xương đùi – FL (Femur length)
  • Khối lượng thai ước đoán – EFW (Estimated fetal weight)
  • Chiều dài đầu mông thai – CRL (Crown rump length)

Bởi vì trong giai đoạn nửa đầu thai kỳ, các trẻ thường cuộn người lại nên rất khó để có thể đo chính xác chiều dài đầu và chân. Trong thời gian của các tuần cuối của thai kỳ, những yếu tố về chiều dài đầu mông của thai nhi sẽ được biểu hiện và thay thế bằng chiều dài đầu và chân của thai nhi.

Chỉ số chiều dài đầu mông là gì?

Chiều dài của đầu mông thai hay CRL (Crown rump length) là chiều dài được đo từ đầu đến mông của thai nhi và được thực hiện đo trong quá trình thực hiện siêu âm thai. Bởi vì thai nhi thường nằm cuộn tròn nên cần sử dụng chỉ số này để xác định sự phát triển của thai nhi. Bởi vì, để đo chiều dài của đầu và chân trong giai đoạn đầu của thai kỳ là rất khó và thiếu chính xác.

Siêu âm thai để biết các chỉ số
Siêu âm thai để biết các chỉ số

Các yếu tố về chiều dài, cân nặng của thai nhi thường chịu ảnh hưởng rất nhiều của các nhiều yếu tố khác nhau như: di truyền, tình trạng sức khỏe, tuổi của mẹ, số lượng thai, và cân nặng của mẹ… Khi thực hiện khám thai, siêu âm, các bác sĩ sẽ giúp bạn chỉ ra các nguy cơ có thể xảy ra nếu các chỉ số thai nhi có vấn đề và có thể  ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi.

Các giai đoạn phát triển của thai nhi mẹ cần nhớ

Giai đoạn thai nhi từ tuần 1 đến tuần 4

Tuần đầu tiên của quá trình thai kỳ là thời điểm vẫn còn nằm trong chu kỳ kinh nguyệt của bạn. Bởi vì, cách tính tuổi thai dựa vào ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối, tuần lễ này cũng được tính vào 40 tuần lễ của thai kỳ. Mặc dù thời gian này, con yêu vẫn chưa được hình thành trong bụng mẹ.

Chiều dài đầu mông thai
Chiều dài đầu mông thai khác nhau qua từng tuần tuổi

Khoảng thời gian vào tuần thứ 3 của thai kỳ, trứng thụ tinh vẫn thực hiện quá trình phân bào một cách liên tục.Mặc dù bạn vẫn chưa biết rằng mình đã có thai . Vào thời điểm này, trứng thụ tinh đã phân chia thành rất nhiều tế bào và được gọi là phôi thai.

Tuần thứ 4 là thời điểm trứng được thụ tinh và đã được hình thành một phôi thai có 3 lớp nội bì, trung bì và ngoại bì.

Giai đoạn thai nhi từ tuần 8 đến tuần 20

Trong giai đoạn này, từ tuần thứ 8, các ngón tay,  ngón chân của bé đang dần được hình thành. Các cánh tay của bé đã có thể cử động được và gập duỗi nhờ có sự hình thành khuỷu tay cổ tay.

Giai đoạn từ tuần thứ 12, hình ảnh về khuôn mặt của bé yêu giờ đây đã được rõ nét hơn rất nhiều. Đồng thời được hoàn chỉnh với chiếc mũi và cái cằm nhỏ xinh. Não bộ của bé tiếp tục được phát triển trong giai đoạn này. Ngoài ra, các móng tay và móng chân xinh xắn cũng đã được dần hình thành.

Tuần thai thứ 16, lúc này thai nhi của bạn đã nặng khoảng 70 đến 100 gam và có chiều dài khoảng 116 milimet. Tuy nhiên, các cử động đầu tiên của bé yêu trong  lúc này chỉ là những phản xạ tự nhiên. Bên cạnh đó, giai đoạn này cũng đã dần hình thành và xuất hiện những phản xạ có tự chủ.

Ở tuần thai thứ 20, hình ảnh bé yêu của bạn đã lớn nhanh một cách đáng kể và hình thành từ một nhóm các tế bào ban đầu. Thai nhi của bạn bây giờ đã nặng khoảng  300gram và có chiều dài khoảng từ 20 đến 25 cm.

Giai đoạn thai nhi từ tuần 20 đến tuần 40

Vào khoảng thời gian từ tuần thứ 28 của thai kỳ thì bé yêu của bạn đã có cân nặng khoảng 1.100 gram và dài khoảng từ 35 đến 38 centimet.

Chiều dài đầu mông thai
Chiều dài đầu mông thai

Tuần thai thứ 36. Đây là giai đoạn mà sự phát triển của lớp mỡ hai bên gò má và của các lớp cơ giúp khuôn mặt bé trông rõ nét và hoàn thiện hơn. Bé yêu của bạn bây giờ đã có cân nặng xấp xỉ khoảng 2,6 kg.

Thời gian vào khoảng tuần thai thứ 40. Đây chính là thời điểm bạn chuẩn bị đón chào sự ra đời của bé yêu. Sau bao nhiêu thời gian giữ gìn và bảo vệ. Với những bé được sinh vào thời gian khoảng tuần thứ 40 sẽ có cân nặng trung bình khoảng 3.500 gram và có chiều dài khoảng 48 đến 51 cm.

Trong giai đoạn thai kỳ mẹ bầu cần tăng bao nhiêu kg?

Theo chia sẻ của các chuyên gia, thì trong thai kỳ mẹ bầu không nên ăn để tăng cân quá nhiều. Bởi vì điều này rất dễ khiến mắc nguy cơ bị huyết áp cao, tiểu đường thai kỳ. Vì vậy, các mẹ bầu chỉ nên tăng từ 11 đến 14kg trong 9 tháng và số cân này sẽ được phân chia cụ thể như sau:

  • Thai nhi: có cân nặng từ 3,2 đến 3,5 kg
  • Nhau thai: có cân nặng từ 0,45 đến 1 kg
  • Tử cung: có cân nặng từ 0,9 kg
  • Nước ối: có cân nặng từ 0,7 đến 0,9 kg
  • Ngực mẹ bầu: có cân nặng từ 0,5 kg
  • Khối lượng máu: có cân nặng từ 1,2 đến 1,4 kg
  • Chất béo: có cân nặng từ 2,3 kg
  • Mô, chất lỏng: có cân nặng từ 1,8 đến 3,2 kg

Hiện nay, cuộc sống ngày càng phát triển, phụ nữ cũng phải đối mặt với rất nhiều các yếu tố khác nhau. Áp lực công việc, áp lực cuộc sống cũng như quá trình mang thai khiến các chị em có nhu cầu được trao đổi các thông tin cũng như chia sẻ các bí quyết khác nhau về kinh nghiệm làm đẹp, gia đình. Vì vậy, các chị em có xu hướng tìm một địa chỉ để có thể tìm kiếm chia sẻ với nhau. Website: lamdep24.com được rất nhiều chị em quan tâm hiện nay.

Bài viết đã mang đến cho bạn những thông tin về bảng chiều dài đầu mông thai theo tuần chính xác nhất 2019. Hy vọng bạn đã có những kinh nghiệm hữu ích để nắm bắt được quá trình phát triển của con yêu một cách toàn diện cũng như có sự chuẩn bị tốt nhất cho sự ra đời của con yêu nhé!