Các bé đã đến độ tuổi ăn dặm nhưng mẹ vẫn chưa biết cách cho trẻ ăn dặm tốt nhất? Vậy mời các mẹ tham khảo ngay bài viết dưới đây nhé!
Theo nghiên cứu từ các chuyên gia, khi trẻ đủ 6 tháng tuổi là độ tuổi thích hợp nhất để bắt đầu tập làm quen với các món ăn. Nhưng lúc này, hệ tiêu hóa của trẻ còn non nớt, vì thế bé không thể ăn hết toàn bộ thức ăn như người lớn. Mặt khác, nếu mẹ không tìm hiểu thật kỹ về cách cho trẻ ăn dặm tốt nhất, rất có thể sẽ gây ra những hệ lụy về sau cho trẻ.
Khi nào cho trẻ ăn dặm tốt nhất?
Theo nghiên cứu của Tổ chức Y tế Thế Giới (WHO) khuyến cáo, cách cho trẻ ăn dặm tốt nhất đó là các mẹ nên cho bé bắt đầu ăn dặm khi bé được khoảng 6 tháng tuổi, vì lúc này hệ tiêu hóa của bé mới tương đối hoàn chỉnh để có thể hấp thụ những thực phẩm khác ngoài sữa mẹ.
Các dấu hiệu nhận biết bé đã sẵn sàng để bắt đầu làm quen và bước vào giai đoạn ăn dặm của mình:
- Bé hay đói: Đối với trẻ sơ sinh thông thường khoảng 2 – 3 giờ bé lại có nhu cầu bú sữa một lần. Nhưng khi đến gần cột mốc 6 tháng thì khoảng cách mỗi lần bé uống sữa sẽ thưa dần và lượng sữa mỗi cữ tăng lên. Nếu mẹ phát hiện thấy bé thường xuyên đói ngay cả khi vừa cho ăn đủ lượng sữa như thường ngày (biểu hiện đòi bú như thường lệ khi đói), thì điều đó nghĩa là rất có thể bé đang bắt đầu muốn ăn thêm các món ăn khác để no lâu hơn.
- Bé hay đòi ăn đêm: Nếu bé nhà bạn đã ngủ xuyên đêm nhưng bỗng dưng lại đòi ăn đêm, hoặc bình thường bé chỉ ăn 1-2 bình sữa vào ban đêm nhưng tự nhiên khi tới cột mốc 6 tháng bé đòi ăn nhiều hơn thì rất có thể là dấu hiệu cho thấy bé đang cần bổ sung thêm thực phẩm để không bị cơn đói cản trở giấc ngủ đêm.
- Bé chăm chú nhìn miệng người lớn: Tuy là dấu hiệu không rõ ràng nhưng đây cũng là 1 trong những dấu hiệu cho thấy bé đã sẵn sàng ăn dặm.
- Hợp tác khi được đút đồ ăn: Khi mẹ đưa muỗng (thìa) tới gần miệng bé và bé có phản xạ há miệng, sẵn sàng chờ đón với thái độ hợp tác.
- Miệng luôn nhóp nhép: Khi thấy mọi người ăn, bé sẽ bắt chước động tác và nhai nhóp nhép thì đây cũng chính là 1 dấu hiệu cho thấy bé đã muốn thử vài hương vị khác ngoài sữa rồi đấy!
- Bé đã ngồi vững: Dấu hiệu ngồi vững có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc ăn dặm của bé, vì khi bé ngồi vững, trong quá trình ăn dặm sẽ hạn chế nguy cơ sặc hóc khi cho bé ăn. Vì thế, các mẹ chỉ nên cho bé ăn dặm khi bé có thể ngồi vững không cần hoặc cần ít sự trợ giúp và có thể giữ thẳng đầu.
- Bé đưa đồ ăn vào mồm chuẩn xác: Bé sẽ cho mọi vật được đặt trong tầm tay vào miệng để gặm chính xác, gọn gàng.
Tác hại khi cho trẻ ăn dặm sớm khi chưa đủ 6 tháng tuổi:
- Bé bú ít: Dưới 6 tháng tuổi thì bé chỉ hấp thụ được sữa mẹ, nếu cho bé ăn sớm sẽ khiến bú ít đi. Từ đó, dẫn đến tình trạng bé bị thiếu hụt các dưỡng chất, giảm sức đề kháng, tăng nguy cơ suy dinh dưỡng và ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình phát triển của trẻ.
- Tăng nguy cơ mắc bệnh béo phì.
- Tăng nguy cơ bị dị ứng thực phẩm
- Tổn thương hệ tiêu hóa, thận và dạ dày khi bộ máy tiêu hóa của bé còn non nớt và chưa hoàn thiện.
- Tăng nguy cơ bị tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa.
- Bé dễ bị đầy bụng, trướng bụng, khó tiêu.
Gợi ý 3 phương pháp ăn dặm mẹ cần biết
Ăn dặm kiểu truyền thống
Đây là cách cho trẻ ăn dặm tốt nhất rất quen thuộc nhất mà các bà và các mẹ hay áp dụng. Đồ ăn sẽ được xay nhuyễn và mẹ sẽ cho bé ăn bằng cách đút thìa.
Ưu điểm:
- Đồ ăn được xay nhuyễn nên bé dễ nuốt, không cần phải nhai. Mẹ có thể kết hợp cháo và thức ăn theo mong muốn của mẹ.
- Bé có thể tăng cân nhanh do bé ăn tốt từ những ngày đầu.
- Hệ tiêu hoá của bé được bảo vệ nhờ thức ăn được xay nhuyễn
- Thực đơn ăn dặm cho trẻ khá đơn giản, không cần cách chế biến cầu kỳ, không mất nhiều thời gian, thích hợp với những mẹ bỉm sữa bận rộn nhờ cách chế biến đơn giản.
- Dễ được sự ủng hộ và chấp nhận của gia đình
Nhược điểm:
- Ảnh hưởng tới khả năng ăn thô của trẻ, khiến phản xạ nhai và nuốt của các bé ăn theo phương pháp này sẽ kém hơn.
- Vì các nguyên liệu đều trộn lẫn nên mẹ khó phát hiện bé bị dị ứng với loại thức ăn nào.
- Bé sẽ không phân biệt được mùi vị của từng loại nguyên liệu nên rất khó để nhận biết bé thích hay không thích thực phẩm nào.
Ăn dặm bé tự chỉ huy (Baby Led Weaning)
Một trong những cách cho trẻ ăn dặm tốt nhất được các mẹ Tây sử dụng đó là phương pháp ăn dặm tự chỉ huy, ăn chủ động mà bé được tự ăn hoàn toàn. Mỗi bữa mẹ sẽ giới thiệu cho bé các thực phẩm được đặt tách rời trên khay. Thức ăn được chế biến sao cho bé dễ dàng cầm tay, bốc ăn được. Phương pháp này yêu cầu mẹ phải có “tinh thần thép” và trang bị đầy đủ khả năng xử lý khi bé bị hóc nghẹn.
- Bé được ngồi cùng bàn ăn cùng lúc với cả nhà.
- Bé có thể tự ăn và ăn thô tốt y như người lớn ngay từ đầu. Phương pháp ăn dặm này tập trung giúp bé tập nhai, phát triển bộ nhai hơn là muốn bé ăn nhiều.
- Bé được mẹ chuẩn bị thức ăn nguyên miếng và đã được hầm mềm và sẽ tự ăn những gì bé thích bằng cách bốc và cầm nắm bằng tay.
Ưu điểm:
- Dễ chế biến, bé có thể ăn cùng đồ ăn với người lớn (nhưng tuyệt đối không cho gia vị đối với trẻ dưới 1 tuổi)
- Giúp bé phát triển kỹ năng kiểm soát thức ăn, kỹ năng ăn thô và kỹ năng nhai nuốt. Đồng thời, bé sẽ biết cách kết hợp phối hợp tay và mắt qua mỗi lần sử dụng ngón tay đưa thức ăn vào miệng.
- Đây là phương pháp bé hoàn toàn “nắm quyền” chủ động từ việc chọn thức ăn yêu thích trong các món mẹ nấu, ăn được bao nhiêu và bé ăn như thế nào. Bé được tự do tìm hiểu những món ăn phong phú đầy màu sắc, hương vị.
Nhược điểm:
- Bé sẽ ăn cực kỳ ít hoặc không ăn được bất cứ thứ gì mẹ chuẩn bị. Vì thế, khả năng cao bé sẽ bị chững hoặc sụt cân.
- Dạ dày có thể bị kích ứng khi tiêu hóa thức ăn thô.
- Phần lớn các bé sẽ chỉ “chơi” và ném đồ ăn. Mẹ sẽ vất vả để dọn dẹp bãi “chiến trường” sau mỗi bữa ăn của bé.
Ăn dặm kiểu Nhật
Đây là phương pháp ăn dặm được nhiều mẹ áp dụng nhất. Các bé khi bắt đầu làm quen với ăn dặm sẽ được ăn cháo loãng tỷ lệ 1:10 và rây qua dụng cụ chuyên dụng. Các loại thức ăn khác như rau củ, thịt cá cũng được chế biến riêng với độ thô phù hợp. Bé được mẹ đặt ngồi trên ghế ăn như người lớn, không vừa ăn vừa chơi hay xem tivi, điện thoại.
Ưu điểm:
- Bé ăn thô tăng dần theo từng giai đoạn giúp tăng khả năng ăn thô tốt.
- Bé được làm quen với mùi vị từng loại thực phẩm riêng lẻ nên mẹ sẽ dễ dàng nhận biết bé thích hay không thích món gì.
- Tốt cho thận của bé.
- Tạo cho trẻ tâm lý thoải mái khi ăn.
- Tạo được thói quen ngồi ăn giúp bé ăn được nhiều hơn, nhanh hơn và tập trung hơn thưởng thức. Đồng thời, nâng cao kỹ năng tự lập cho bé.
- Mẹ sẽ dễ dàng nhận biết bé bị dị ứng với thực phẩm nào.
Nhược điểm:
- Chuẩn bị đồ ăn khá cầu kỳ và phức tạp.
- Bộ dụng cụ để ăn dặm theo phương pháp này cũng cần được chuẩn bị kỹ càng.
Tuy nhiên, thực tế bé mới là người quyết định bé thích ăn dặm theo phương pháp nào. Vì thế, mẹ muốn tìm hiểu cách cho trẻ ăn dặm tốt nhất thì hãy áp dụng cả 3 phương pháp trên để tìm ra phương án phù hợp nhất với bé nhà mình nhé!