Tỏi đen được các bác sĩ khuyến khích sử dụng để phòng và đẩy lùi bệnh mỡ máu hiệu quả. Cùng tìm hiểu cách sử dụng tỏi đen giảm mỡ máu tại bài viết dưới đây nhé!
Các thống kê đã chỉ ra rằng, mỗi năm trên thế giới có khoảng 18 triệu người tử vong do các bệnh lý liên quan đến mỡ máu cao và tim mạch, tức chiếm hơn 50% ca tử vong. WHO ước tính, mỡ máu cao có liên quan đến 48% trường hợp tai biến mạch máu não, 56% ca thiếu máu cơ tim. Và hiện nay tỉ lệ người mắc bệnh này ngày càng tăng rõ rệt và không có dấu hiệu dừng lại…
Tại Việt Nam, có khoảng 200.000 người đột quỵ mỗi năm do máu nhiễm mỡ. Theo kết quả khảo sát mới nhất của Viện Dinh dưỡng Quốc gia Việt Nam, hiện có 30% người trưởng thành bị rối loạn mỡ máu khiến nguy cơ mắc bệnh đạt gần 50% khi bước vào tuổi trung niên. Những con số khủng khiếp trên đã cho thấy nhiễm mỡ máu là một căn bệnh nghe qua tưởng chừng như không có gì đáng lo ngại nhưng thực sự lại rất nguy hiểm, có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sinh mạng con người.
Nguyên nhân phổ biến dẫn đến mắc phải bệnh này do thói quen sinh hoạt không điều độ uống rượu bia, các chất có cồn và các chất kích thích quá nhiều, ăn quá nhiều dầu mỡ trong khi lười vận động, không tập luyện thể dục thể thao ( môi trường cực kỳ lý tưởng cho khá nhiều bệnh khác phát triển )…khiến cho bệnh ngày càng trầm trọng thêm.
Chính vì thế, khi mắc phải bệnh này, tìm ngay các giải pháp thích hợp để điều trị là điều cần thiết. Hiện nay, tỏi đen là một trong những giải pháp được các bác sĩ khuyến khích bệnh nhân nên sử dụng để phòng ngừa và đẩy lùi bệnh mỡ máu hiệu quả.
Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn các thông tin chi tiết về bệnh mỡ máu và cách sử dụng tỏi đen điều trị căn bệnh này, đừng bỏ qua nhé!
Bệnh mỡ máu là gì?
Bệnh mỡ máu hay máu nhiễm mỡ còn được gọi với tên gọi khác là rối loạn chuyển hóa lipid máu hay mỡ máu cao.
Mỡ trong máu bao gồm các chất: cholesterol, triglycerid, phospholipid và acid béo tự do, trong đó cholesterol chiếm 60-70%. Trong máu lượng mỡ lúc nào cũng chiếm một tỷ lệ nhất định, nhưng khi chúng cao hay thấp bất thường được gọi là “rối loạn”. Việc rối loạn là một trong những nguyên nhân chính gây nên chứng xơ vữa động mạch, tai biến mạch máu não và nhồi máu cơ tim.
Dấu hiệu cảnh báo máu nhiễm mỡ bao gồm:
- Trên da có những nốt phồng nhỏ bề mặt bóng loáng, màu vàng, mọc nhiều trên da mắt, khuỷu tay, bắp đùi, gót chân, da, lương, ngực…to bằng đầu ngón tay, màu vàng nhạt, không đau, không ngứa.
- Khi bệnh phát triển nặng, có thể xuất hiện các triệu chứng như đau đầu, choáng, hoa mắt, bứt rứt trong người, thở ngắn, hồi hộp,…cơ thể phì mập, xét nghiệm máu các bác sĩ chỉ cho biết mỡ máu tăng hơn mức bình thường.
Hiện nay, số người mắc bệnh này đang ngày càng tăng lên rõ rệt do tác động của các nguyên nhân như:
- Di truyền: Nếu trong gia đình bạn có người thân mắc chứng cholesterol cao đồng nghĩa với việc bạn có nguy cơ cao mắc chứng bệnh này hơn người khác.
- Tuổi tác: Đối với những người từ 20 tuổi trở lên nồng độ cholesterol trong cơ thể cũng bắt đầu tăng lên.
- Giới tính: Đối với nam giới, nồng độ cholesterol thường cao hơn nữ giới, đặc biệt là sau 50 tuổi. Ở phụ nữ, nồng độ cholesterol được khá thấp cho đến khi mãn kinh, sau đó họ tăng lên đến mức độ tương tự như ở nam giới.
- Lạm dụng rượu bia thuốc lá: Sử dụng các chất kích thích là một nguyên nhân dẫn tới rất nhiều loại bệnh và nó cũng là nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh tim và khiến mỡ máu tăng cao.
- Bị béo phì: Những người thừa cân cũng có nguy cơ có cholesterol cao hơn so với những người bình thường.
- Chế độ ăn uống không khoa học, nhiều chất béo: Ăn quá nhiều chất béo bão hòa (thường được tìm thấy trong bữa ăn sáng) cũng có thể sẽ làm tăng tượng cholesterol trong máu.
- Căng thẳng liên tục.
- Vận động ít: Những người thường lười vận động cũng có nguy cơ có cholesterol cao hơn so với những người thường xuyên tập luyện.
- Tác động của tuổi tác, giới tính…
Chính vì thế, khi mắc phải bệnh này, bạn cần phải tìm ngay các giải pháp thích hợp để điều trị. Tránh để bệnh kéo dài quá lâu sẽ gây ra biến chứng đột ngụy, sỏi túi mật, đái tháo đường, viêm tụy cấp,….
Vì sao tỏi đen giúp giảm mỡ máu hiệu quả đến vậy?
Trong quá trình nghiên cứu, các nhà khoa học đã tìm ra nhiều hoạt chất trong tỏi đen có tác dụng hạ mỡ máu, giảm béo và làm sạch mỡ trong gan tuyệt vời.
Các chất sunphit trong tỏi là cách giảm mỡ máu hiệu quả, giảm độ nhớt của máu giúp máu lưu thông dễ dàng hơn trong cơ thể, chống lão hoá tế bào, nên những người thường xuyên ăn tỏi thường có sức khỏe rất tốt và ổn định. Tỏi cũng là một trong 21 loại thực phẩm giúp giảm béo hiệu quả được công nhận chính thức trên toàn thế giới.
Với hàm lượng hợp chất S-allylcysteine cao, chỉ cần ăn tỏi đen đều đặn hàng ngày, chúng sẽ giúp lượng cholesteron mau chóng được suy giảm. Không những thế, với nhiều dược chất khác, tỏi đen còn đồng thời bảo vệ cơ thể, chống nhiễm trùng, giảm mỡ máu, phòng chống ung thư hiệu quả.
Cách sử dụng tỏi đen giảm mỡ máu
Ăn tỏi đen trực tiếp
Mỗi ngày, bạn nên ăn tối đa 5 – 6 tép tỏi đen, không nên ăn quá nhiều vì chúng có thể gây ra các phản ứng không tốt cho cơ thể.
Sinh tố tỏi đen
Để tránh nhàm chán, bạn có thể ăn trực tiếp hoặc ép tỏi thành dạng lỏng. Khi dược chất ở dạng lỏng dạ dày sẽ dễ hấp thụ hơn và thúc đẩy tối đa hiệu quả.
Muốn thực hiện theo cách này, bạn chỉ cần chuẩn bị sẵn tỏi đen và máy xay sinh tố, chút nước lỏng. Sau đó tỏi đen bóc vỏ, bạn hãy đem vào máy xay nhuyễn, gạn lấy nước và hòa với nước lọc để uống.
Tỏi đen ngâm mật ong
Bạn cũng có thể thực hiện ngâm tỏi đen với mật ong. Với cách làm này, bạn chỉ cần chuẩn bị tỏi đen và mật ong nguyên chất. Đem chúng ngâm trong 3 – 4 tuần là có thể xài được nhé.