Mang thai 3 tháng đầu nên ăn và kiêng ăn gì để thai nhi không bị dị tật?

3883
5/5 - (1 vote)

Có thể nói rằng, trong giai đoạn mang thai 3 tháng đầu việc bổ sung dinh dưỡng vô cùng quan trọng. Nó không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành và phát triển của thai nhi mà còn giúp mẹ bầu có một sức khỏe tốt nhất.

Trong 3 tháng đầu của thai kỳ, cơ thể của người mẹ sẽ bắt đầu có nhiều sự thay đổi để thích ghi với việc có sự xuất hiện của bé trong bào thai. Ở giai đoạn này, rất nhiều mẹ bầu sẽ cảm thấy mệt mỏi và không ăn uống được do ốm nghén. Do đó, việc bổ sung những loại thực phẩm giàu đạm nhưng dễ tiêu hóa là điều mà mẹ bầu cần lưu ý.

Mặc dù việc bổ sung các dưỡng chất để phát triển các cơ quan, hệ thần kinh là điều vô cùng cần thiết. Thế nhưng không phải loại thực phẩm nào cũng bổ dưỡng và mang đến lợi ích cho cả mẹ và bé. Vì thế, dinh dưỡng khi mang thai 3 tháng đầu nên ăn gì và kiêng ăn gì là điều mà hầu hết mọi người đều quan tâm.

Để có được câu trả lời, các mẹ bầu hãy cùng Deptuoi30 tham khảo ngay bài viết dưới đây để biết cách chăm sóc thai kỳ tốt nhất nhé!

Dưỡng chất cần thiết khi mang thai 3 tháng đầu cần bổ sung

Trong giai đoạn mang thai 3 tháng đầu của thai kỳ, mẹ bầu không cần ăn quá nhiều, thế nhưng cần bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cần thiết để đảm bảo thai nhi phát triển tốt. Theo đó, các chuyên gia dinh dưỡng hàng đầu khuyến cáo mẹ bầu nên bổ sung những dưỡng chất sau đây:

Axit folic

Dưỡng chất này ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của thai nhi cũng như cột sống, não bộ. Mỗi ngày nên bổ sung 400 mg folic vào chế độ ăn uống của mình để đảm bảo cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho thai nhi.

Sắt

Hầu hết trong thời gian mang thai, mẹ bầu thường trong tình trạng thiết máu do thiếu sắt. Nếu cơ thể bị thiếu sắt thì lượng máu trong cơ thể sẽ giảm, điều này không chỉ khiến mẹ bầu trở nên mệt mỏi mà còn ảnh hưởng đến thai nhi.

Mẹ bầu nên bổ sung thêm sắt
Mẹ bầu nên bổ sung thêm sắt

Vitamin C

Đối với bất cứ ai, không riêng gì mẹ bầu, vitamin C đóng vai trò cực kỳ quan trọng.  Bổ sung Vitamin C sẽ giúp chống oxy hóa, tăng sức đề kháng cho mẹ. Bạn có thể ăn nhiều rau xanh, trái cây có chứa vitamin C vào chế độ ăn uống hàng ngày.

Canxi

Canxi là một dưỡng chất cần thiết để thai nhi phát triển các hệ xương, răng cũng như các bộ phận khác. Nếu cơ thể người mẹ không có đủ canxi thì sau sinh mẹ vừa bị loãng xương, con thì hệ xương phát triển kém.

Protein

Việc bổ sung protein không chỉ ngăn ngừa triệu chứng thần kinh ở thai nhi mà còn duy trì năng lượng cho người mẹ. Mỗi ngày bạn nên bổ sung năng lượng từ từ 10-35% lượng calories, tương đương với khoảng 55 – 192 gram/ ngày.

Chất đạm

Ngoài những dưỡng chất trên, bạn nên bổ sung đạm để đảm bảo mức cần hợp lý. Đặc biệt, nó còn giúp các tế bào mô của thai, tuyến vú và mô tử cung của mẹ bầu.

Bổ sung chất đạm
Bổ sung chất đạm

Nên ăn gì khi mang thai 3 tháng đầu?

Trứng

Trong trứng có 90 calo và 12 loại vitamin cùng khoáng chất, đặc biệt là protein cực tốt cho thai kỳ. Trứng cũng chứa nhiều choline giúp ngăn ngừa khuyết tật ống thần kinh, trí nào. Và omega 3 cần thiết cho sự phát triển của não và thị lực nên bạn hãy ăn mỗi ngày 1 quả trứng gà ta.

Các loại đậu

Một số loại đậu như đậu đen, đậu đỏ, đậu xanh…luôn được đánh giá là thực phẩm tốt nhất cho thai phụ. Trong các loại hạt đậu này chứa chất xơ, protein cực tốt cho hệ thống tiêu hóa của mẹ. Ngoài ra, một số chất khác trong các loại đậu như sắt, canxi, folate và kẽm cũng mang lại nhiều tác dụng tuyệt vời.

Cá hồi

Với hàm lượng protein và omega 3 cực tốt cho thai phụ và thai nhi. Nếu trong thời kỳ mang thai, bạn ăn cá hồi sẽ giúp chỉ số IQ của bé cao hơn bình thường. Bạn nên ăn 0,3kg cá hồi trong một tuần, không nên quá lạm dụng để lượng thủy ngân trong cá hồi không gây hại cho bé.

Cá hồi tốt cho cả mẹ và bé
Cá hồi tốt cho cả mẹ và bé

Các loại quả mọng

Theo nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, việc ăn các quả mọng sẽ giúp mẹ và bé giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, béo phì. Bởi trong các loại quả mọng có chứa chất chống oxy hóa, axit folic, chất xơ và vitamin C cực kỳ tốt cho cơ thể. Bạn nên bổ sung các loại quả mỏng vào cơ thể mỗi ngày.

Thịt bò

Thịt bò chứa rất nhiều chất sắt, vô cùng tốt cho sức khỏe của thai phụ  và bé. Bạn nên chế biến thịt bò chín, không nên ăn sống, vì như thế sẽ rất nguy hiểm.

Sữa chua

Sữa chua khá quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày, nó chứa nhiều vitamin D, canxi và lợi khuẩn tốt cho tiêu hóa. Ngoài ra, đối với phụ nữ đang mang thai sữa chua còn giúp ngăn ngừa triệu chứng táo bón khó chịu.

Thịt nạc

So với người bình thường, người mang bầu sẽ cần lượng sắt gấp đôi. Vậy nên ăn thịt nạc sẽ chứa rất nhiều sắt, thai phụ sẽ không còn cảm giác mệt mỏi trong thai kỳ nữa.

Thịt nạc sẽ chứa rất nhiều sắt
Thịt nạc sẽ chứa rất nhiều sắt

Rau xanh

Ăn nhiều rau xanh vừa cung cấp vitamin vừa bổ sung dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của thai nhi. Một số loại rau bạn nên ăn nhau rau bina, cải xoăn, súp lơ…Đặc biệt là rau xanh thẫm sẽ cung cấp rất nhiều vitamin. Bạn có thể làm salad hoặc ép nước uống đều được.

Sữa

Sữa cung cấp canxi và các loại vitamin khác như A, D… Bạn có thể dùng sữa bà bầu hoặc vitamin tổng hợp ngay trước thời gian có em bé từ 2 đến 3 tháng. Lợi ích của nó sẽ giúp cho cơ thể mẹ hoàn thiện hơn về thể chất để sẵn sàng đón nhận thai nhi và đảm bảo sức khỏe tốt cho cả mẹ và thai nhi trong thai kỳ cũng như sức khỏe của mẹ sau sinh và em bé được sinh ra sau này.

Khoai lang

Trong thời gian mang thai, mẹ bầu thường phải đối mặt với tình trạng táo bón. Vì thế ăn khoai giúp mẹ bầu nhuận tràng, giảm táo bón. Ngoài ra, thực phẩm này còn giúp hạ đường huyết và kiểm soát đường trong máu.

Xoài

Xoài là loại trái cây mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe do chứa nhiều vitamin A và C. Với hương vị thơm ngoài, xoài chính là dưỡng chất không thể thiếu giúp mẹ và bé phát triển khỏe mạnh.

Xoài là loại trái cây mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe
Xoài là loại trái cây mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe

Cà rốt

Trong cà rốt có chứa beta-carotene, vitamin vô cùng quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển các bộ phận của bé. Đặc biệt, cà rốt còn được xem là nguồn cung cấp vitamin C, B6 và chất xơ vô cùng dồi dào.

Đậu lăng

Đậu lăng rất giàu vitamin B ( hay còn gọi axit folic) , ảnh hưởng đến sự hình thành cấu trúc não, hệ thống thần kinh, ngăn ngừa khuyết tật ống thần kinh. Loại đậu này sẽ cung cấp thêm protein, vitamin B6 và sắt cho cơ thể.

Thai phụ nên kiêng ăn gì trong 3 tháng đầu?

Đu đủ

Bạn có biết đu đủ xanh và chưa chín hẳn có thể gây co thắt tử cung do chứa chứa rất nhiều enzyme. Việc ăn đu đủ trong 3 tháng đầu thai kỳ có thể khiến mẹ bầu bị sẩy thai. Vì thế tốt nhất bạn nên kiêng ăn đu đủ xanh hoặc chưa chín để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé.

Thai phụ không nên ăn đu đủ xanh hoặc chưa chín hẳn
Thai phụ không nên ăn đu đủ xanh hoặc chưa chín hẳn

Dứa (thơm)

Dứa có chứa thành phần bromelain có thể khiến kích thích co bóp tử cung và sản xuất ra các chất gây phá thai. Hơn nữa, dứa còn có tính nóng, gây dị ứng, nổi mẩn, táo bón…Loại trái cây này chỉ thích hợp ăn vào những ngày cuối cùng của thai kỳ để mẹ bầu thuận lợi trong quá trình sinh nở.

Nhãn

Mẹ bầu nên kiêng ăn nhãn trong thời kỳ mang thai, vì nhãn có tính nóng, ăn vào dễ bị táo bón, dị ứng. Điều này sẽ gây ra sự xáo trộn trong quá trình hành thành và phát triển của thai nhi.

Thực phẩm tái, sống

Ăn thực phẩm tái, sống sẽ khiến bạn dễ bị nhiễm ký sinh trùng. Mẹ bầu không nên ăn các món chế biến bằng tái chanh, trứng tái sống, sốt mayonnaise… Nếu ăn trong 3 tháng đầu sẽ rất dễ sẩy thai, thai lưu hoặc gây ra các biến chứng khác.

Cá chứa thủy ngân

Một số loại cá được đánh giá là có chứa nhiều thủy ngân phải kể đến như cá kiếm, cá kình, cá thu hay cá mập…Nếu ăn những loại cá này trong thời gian mang thai sẽ khiến thai nhi chậm phát triển.

Chất kích thích, đồ có ga

Nếu trước đây bạn có thói quen sử dụng các chất kích thích hay uống nước có gas thì hãy dừng lại. Bởi những loại đồ uống này có thể gây ra các dị tật bẩm sinh cho thai nhi hết sức nguy hiểm. Các hệ thần kinh dễ bị tổn thương và có nguy cơ mắc bệnh đao rất cao.

Chất kích thích, đồ có ga
Chất kích thích, đồ có ga

Thực phẩm chứa vi khuẩn listeria

Những thực phẩm được liệt vào danh sách chứa vi khuẩn listeria phải kể đến như thịt muối, sữa chưa tiệt trùng, pho mát mềm…Việc ăn loại thực phẩm này trong thời gian mang thai sẽ khiến sức đề kháng có mẹ bị suy giảm, dẫn đến tình trạng thai nhi bị nhiễm trùng, sẩy thai…

Cà phê

Mẹ bầu không nên uống cà phê, đặc biệt là 3 tháng đầu. Trong cà phê có chứa cafein, vì thế loại chất này có thể khiến quá trình phát triển của bé bị rối loại, ảnh hưởng xấu đến thai nhi.

Trên đây là chế độ dinh dưỡng khi mang thai 3 tháng đầu nên ăn gì và kiêng ăn gì mà mẹ bầu nên nắm rõ. Việc cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cần thiết trong suốt thời gian mang thai, cả mẹ và bé đều khỏe mạnh, phát triển toàn diện.