Lẩu là lá giang là món ăn hấp dẫn được rất nhiều người yêu thích. Cùng tham khảo cách nấu gà lá giang theo phong cách vùng miền khác nhau tại bài viết dưới đây nhé!
Lẩu gà lá giang là món ăn nổi tiếng khắp các vùng miền cả nước với vị chua thanh lá giang và béo ngậy của thịt gà. Món ăn này thường được nấu khi trời tiết se lạnh hoặc sum họp gia đình, ăn kèm với bún thì không gì tuyệt bằng.
Cùng tham khảo cách nấu món gà lá giang theo khẩu vị từng vùng miền tại bài viết dưới đây để gia đình cùng thưởng thức nhé!
Lợi ích sức khỏe tuyệt vời của lá giang và thịt gà
Ở Việt Nam, lá giang thường mọc hoang ở ven kênh rạch, đồi núi và chủ yếu mọc ở các tỉnh miền Trung và đồng bằng sông Cửu Long.
Dân gian thường dùng lá giang để nấu canh cua, thịt gà, thịt bò, cá nước ngọt và đặc biệt là thịt gà. Lẩu thịt gà nấu lá giáng vẫn thường được nhiều người biết đến là món ăn ngon bổ cho ngày hè oi bức lẫn ngày đông giá rét.
Trong Đông Y, lá giang là một vị thuốc giúp chữa bệnh hiệu quả. Thân, rễ và lá giang đều được dùng làm vị thuốc quý chữa được nhiều bệnh trong cơ thể con người như: viêm đường tiết niệu, viêm thận, phong thấp…
Đây còn là loại cây có vị chua, tính mát và có công dụng thanh nhiệt, chị em phụ nữ ăn lá giang hàng ngày sẽ có làn da tươi trẻ, khỏe mạnh.
Trong khi đó, thịt gà cũng mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe. Protein trong thịt gà có tác dụng giúp bạn tăng trưởng và phát triển cơ bắp, duy trì trọng lượng cơ thể khỏe mạnh và hỗ trợ giảm cân.
Hàm lượng cao retinol, alpha và beta-carotene và lycopene… trong thịt gà đều là những chất bắt nguồn từ vitamin A nên rất có lợi cho thị lực. Vì vậy, ăn thịt gà cũng góp phần giúp cho thị lực của bạn ổn định và khỏe mạnh.
Vitamin B6 có trong thịt gà giúp hỗ trợ quá trình trao đổi chất, tiêu hóa thức ăn mà không giữ lại hàm lượng chất béo, giúp giảm cân hiệu quả.
Thịt gà rất giàu phốt pho giúp bảo vệ sức khỏe răng miệng, gan, thận, hệ thần kinh hoạt động tốt.
Đặc biệt, Niacin trong thịt gà là một vitamin thiết yếu giúp chống lại ung thư.
Cách nấu gà lá giang theo các vùng miền
Ở mỗi vùng miền, cách chế biến lẩu gà lá giang sẽ theo phong cách riêng và mang hương vị riêng. Cùng khám phá cách nấu gà lá giang theo phong cách miền Bắc, miền Trung và miền Nam để có thể biến hóa dễ dàng theo khẩu vị người dùng bạn nhé!
Cách nấu món gà lá giang miền Trung
Nguyên liệu cần chuẩn bị
- Thịt gà: 1 kg.
- Lá giang tươi: 2 bó.
- Bún gạo (bạn có thể thay thế bằng mì tôm, miến…tùy thích).
- Hành tây: 2 củ.
- Ớt.
- Gia vị: dầu thực vật, nước mắm ngon, muối ăn, bột ngọt, đường trắng, hũ sa tế, dầu hào.
- Rau mùi.
- Sả tươi.
Các bước thực hiện làm món lẩu gà lá giang kiểu miền Trung
Bước 1: Sơ chế và ướp nguyên liệu
- Hành củ 1 củ thái miếng cau, 1 củ băm nhuyễn.
- Thịt gà nên lựa loại gà ta nguyên con được làm sẵn mang về chỉ việc rửa sạch sẽ, nhổ cho thật sạch lông tơ lại lần nữa, chặt đôi con gà ta ra rửa cho thật sạch cùng với nước muối ăn hòa loãng rồi để cho khô nước.
- Chặt gà ra thành từng miếng cỡ vừa dùng, bỏ vào bát tô rồi ướp cùng đường cát, muối, hương sa tế, dầu hào, mắm, dầu ăn và hành tím giã nát vào. Bạn nên ướp thịt gà ít nhất 20 phút để gia vị ngấm đều.
- Sả sả bóc vứt lớp ngoài đi sau đó đâm dập.
- Lá giang lặt bỏ hết lá vàng, chỉ sử dụng lá xanh tươi, mang rửa sạch sẽ để cho ráo bớt nước
- Rau mùi bỏ rễ, mang đi rửa để ráo bớt nước, cắt nhỏ ra.
Bước 2: Nấu nước lèo
- Bắc cái nồi lên bếp, cho dầu thực vật vào nấu cho nóng, bỏ hành bằm vào phi cho thơm, rồi đổ nước lọc vào đun. Thả hành tím thái miếng cau vào đun chung với lửa lớn cho thật sôi.
- Sả tươi giã dập bỏ vào nồi nước đang nấu.
Việc nước dùng nấu dễ dàng như thế là bởi vì lúc hầm thịt gà sẽ có vị ngọt của nước gà rồi nên không phải lấy vị ngọt từ xương hầm hay những loại củ khác. Hơn nữa để cho không làm giảm mùi vị vốn có của gà.
Bước 3: Trình bày món ăn
- Lấy bếp điện hay bếp ga nhỏ để lên bàn ăn, bắc nồi nước dùng lên bếp. Nấu sôi thì trút gà đã tẩm ướp xong vào. Lúc này ta cho lá giang vào chung.
- Nêm và nếm thử lại vừa ăn chưa, khi sắp tắt bếp thì bỏ vô hai quả ớt chín thái miếng vào nhé. Cuối cùng cho 1 ít rau mùi vào để làm gia tăng hương vị.
Thông thường lẩu gà lá giang sẽ được nhâm nhi cùng bún gạo là hấp dẫn nhất, nếu như không có bún gạo bạn có thể dùng mì ăn liền ăn cũng ngon.
Cách nấu món gà lá giang Hà Nội
Vì có vị trí địa lý gần nhau, thói quen, khẩu vị ăn uống không có sự khác biệt nhiều nên cách nấu lẩu gà lá giang Hà Nội cũng tương tự như cách người miền Trung, bạn có thể tham khảo ở phần trên nhé!
Cách nấu món gà lá giang Sài Gòn
Nguyên liệu cần chuẩn bị
- Một con gà khoảng 1-1,5kg.
- Một bó lá giang 300g.
- Bún tươi 1kg (bạn có thể thay thế bằng mì tôm, miến…tùy thích).
- Xả, ớt, tỏi.
- Hạt nêm: mắm, muối, đường, sa tế, tiêu.
Cách chế biến nấu lẩu gà lá giang ngon theo phong cách người Sài Gòn
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
- Xả rửa sạch rồi đập dập, tỏi ớt làm sạch rồi băm nhuyễn.
- Tiếp đến, bạn rửa sạch thịt gà rồi xát ít muối lên thịt để khử mùi tanh sau đó rửa thật kỹ lại. Chặt thịt thành từng miếng vừa ăn và ướp với muối, nước mắm, hạt tiêu trong vòng 20 phút cho gia vị thấm vào thịt.
- Phần lá giang bạn nhặt bỏ lá hư và thân rồi đem rửa sạch rồi vò nhẹ cho lá dập vừa phải.
- Rau mùi cũng rửa sạch và thái nhỏ.
Bước 2: Xào thịt gà và nấu nước lèo
Bắt đầu vào khâu chế biến lẩu thịt gà lá giang, đầu tiên bạn cho vào chảo một ít dầu, khi dầu nóng thì cho tỏi và xả băm nhuyễn vào phi cho đến khi có mùi thơm thì cho hết thịt gà vào xào cho thịt săn lại. Thịt săn thì bạn cho khoảng 2 lít nước lạnh vào và đun lửa vừa phải. Khi nước sôi, bạn nhớ hớt bọt nhé. Nêm muối, đường, bột ngọt cho vừa ăn.
Khi thịt gà đã chín mềm, bạn cho lá giang vào, nếu thích chua nhiều thì cho nhiều rồi nêm lại lần nữa cho vừa ăn. Bạn cho thêm ớt, tỏi phi và sa tế cho hấp dẫn nhé. Vậy là bạn đã thành công với cách nấulẩu gà lá giang ngon rồi.
Bước 3: Trình bày món ăn
Bạn bắc nồi lẩu lên bếp gas mini hoặc bếp điện và thưởng thức cùng rau sống và bún nhé!\
Lưu ý để chế biến món gà lá rang thành công
- Thịt gà đừng có chặt quá to hay quá vụn, để cho miếng cỡ vừa phải để miếng thịt đảm bảo độ ngon ngọt.
- Lá giang tùy theo ý thích ăn chua nhiều hay ít mà chế biến cho hợp lý.
- Nên có 1 củ hành khô nằm trong nồi nước lèo nhe, việc này làm cho nước lèo ngon hơn rất nhiều.
Lẩu lá giang ăn với rau gì?
Để tăng thêm hương vị thơm ngon của món gà lá giang, bạn hãy chuẩn bị các loại rau nhúng lẩu ăn kèm như: hoa chuối, rau muống, bắp cải, rau cải cúc, ngải cứu…
Với vị béo ngậy của thịt gà hòa quyện cùng vị chua chua, thanh thanh của lá giang, đây sẽ là món ăn rất thích hợp để cả gia đình cùng thưởng thức mỗi dịp sum vầy đấy! Bạn hãy ghi nhớ công thức nấu món gà lá giang để trổ tài chiêu đãi cả gia đình nhé!