Tự làm tỏi đen tại nhà sẽ giúp bạn tiết kiệm chi phí. Hãy cùng tìm hiểu và học cách làm tỏi đen ủ bia đơn giản ngay tại nhà, theo cách của người Nhật tại bài viết dưới đây nhé!
Tỏi không chỉ là gia vị giúp món ăn thêm hấp dẫn mà còn được sử dụng phổ biến và rộng rãi trong đời sống hằng ngày do sở hữu nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Tuy vậy, do có mùi hôi đặc trưng khiến người dùng cảm thấy khó chịu.
Để khắc phục được nhược điểm này, các nhà khoa học Hàn Quốc đã sử dụng phương pháp lên men tự nhiên tỏi tươi để tạo ra tỏi đen. Loại tỏi đen này không chỉ khắc phục được mùi hôi thông thường mà còn làm tăng tác dụng chữa bệnh chống oxy hóa của tỏi tươi.
Với những công dụng tuyệt vời như vậy nên không bất ngờ khi tỏi đen có giá thành khá cao, để sở hữu được một kg tỏi đen bạn phải bỏ ra một khoản chi phí khá đắt đỏ.
Tuy nhiên, bạn hoản toàn có thể tự làm ra sản phẩm này với cách làm vô cùng đơn giản và rất tiết kiệm, đó là: tỏi đen ủ bia bằng nồi cơm điện tại nhà.
Nguồn gốc của cách làm tỏi đen ủ bia bằng nồi cơm điện
Cách làm tỏi đen bằng nồi cơm điện được cho là sáng kiến của người Nhật. Đây là cách làm tỏi tốt nhất hiện nay và các bạn hoàn toàn có thể tự làm tại nhà. Tự làm tỏi đen tại nhà rất đơn giản, chỉ cần vài bước cơ bản là bạn đã có ngay một sản phẩm tốt cho sức khỏe, giúp nâng cao hệ miễn dịch và quan trọng hơn cả là phòng chống được ung thư.
Hãy cùng tìm hiểu chi tiết hơn và học cách làm tỏi đen ủ bia đơn giản ngay tại nhà, theo cách của người Nhật tại bài viết dưới đây nhé!
Nguyên liệu cần chuẩn bị
- 1 kg tỏi thường hoặc tỏi cô đơn ở Lý Sơn.
- 1 lon bia.
- Nồi cơm điện.
- Giấy bạc.
Cách thực hiện ủ tỏi đen bằng bia
Bước 1: Bạn cần chọn những củ tỏi đẹp, to đều nhau, lưu ý không nên chọn tỏi Trung Quốc. Bóc bỏ 1 lớp vỏ mỏng nhất bên ngoài để loại bỏ bụi bẩn, cắt bỏ bớt phần cuống nếu có.
Bước 2: Cho tỏi vào âu to hoặc thau sạch, sau đó tưới bia lên trên tỏi để bia thấm đều vào tỏi. Ngâm khoảng 30 phút để tỏi ngấm men vi sinh của bia, cứ 5-10 phút bạn đảo đều 1 lần cho tỏi nhanh ngấm bia.
Bước 3: Tỏi sau khi đã ngâm bia xong thì vớt ra, xếp vào 1 miếng giấy bạc to, bọc kín xung quanh tỏi rồi cho vào nồi cơm điện.
Đậy nắp lại và để chế độ giữ ấm trong suốt 15 ngày, bạn yên tâm là nồi cơm điện sẽ không bị hỏng hoặc tốn điện.
- Mỗi ngày bạn nên dùng nồi cơm điện để ủ tỏi trong khoảng thời gian 8 tiếng thôi, sau đó chuyển sang ủ trong một nồi cơm điện khác. Việc bạn chỉ ủ trong một nồi nóng như thế sẽ không đảm bảo an toàn cho người sử dụng.
- Với những loại nắp đậy có sử dụng nắp rời bằng thủy tinh, nhôm,.. thì bạn có thể dùng màng bọc thực phẩm để bọc kín xung quanh nồi. Mục đích là giữ nhiệt cho nồi.
Quá trình ủ tỏi chi tiết trong 14 ngày:
- Ngày thứ 1: Với ngày đầu tiên này cũng chưa có vấn đề gì xảy ra vì ngày chúng ta bắt đầu quá trình ủ tỏi trong nồi cơm điện.
- Ngày thứ 2: Tỏi lúc này đã ngã sang màu trắng ngà cùng với mùi bung ngô. Bạn nên cẩn thận khi mở nắp ra để kiểm tra tỏi vì nồi rất nóng.
- Ngày thứ 3: Sang ngày thứ 3 này thì tỏi đã có mùi vị dịu hơn nhưng màu vẫn không thay đổi.
- Ngày thứ 4: Tỏi đã chín hơn tuy nhiên vẫn chưa chuyển màu.
- Ngày thứ 5: Màu trắng ngà đã chuyển hẳn sang có màu hơi nâu nâu.
- Ngày thứ 6: Đến ngày thứ 6 thì xem như bạn đã đi được nửa đường khi các tép tỏi chuyển sang có màu hơi đen.
- Ngày thứ 7: Ở ngày thứ 7 này màu các tép tỏi đã đen hơn ở ngày thứ 6.
- Ngày thứ 8: Lúc này tỏi đã đen hơn so với ngày thứ 7.
- Ngày thứ 9: Tỏi đang trong giai đoạn chuyển đổi màu.
- Ngày thứ 10: Lúc này các tép tỏi bóc ra và có màu nâu đen. Vị cay và hôi của tỏi tươi đã không còn.
- Ngày thứ 11: Các tép tỏi đã có màu đen và đang khô dần.
- Ngày thứ 12: Tỏi đã có màu đen rất đẹp.
- Ngày thứ 13: Chuẩn bị thu hoạch sản phẩm thôi nào.
- Ngày thứ 14: Đây là ngày cuối cùng và cũng là ngày thu hoạch. Khi tỏi được lấy ra khỏi nồi cũng là lúc các lớp vỏ đã khô, màu đen đặc trưng của tỏi đen đã xuất hiện. Khi nếm thử bạn sẽ cảm nhận được vị ngọt ngọt, chua chua, rất mềm và dẻo thay vì mùi cay và nồng như lúc đầu.
Bước 4: Sau 15 ngày vỏ tỏi đã chuyển sang màu nâu sậm, bóc vỏ tỏi ra chúng ta sẽ thấy tép tỏi chuyển màu đen là tỏi đã đạt.
Bước 5: Sau thời gian ủ tỏi 2 tuần trong nồi cơm điện thì lấy tỏi ra, gỡ bỏ lớp giấy bạc, nếu tỏi còn hơi ướt các bạn có thể bật quạt cho khô, phơi dưới bóng râm, sấy khô bằng máy sấy hoặc để vào nồi cơm, bật nút hâm nhưng mở nắp cho hơi nước bay hết.
Cuối cùng, có thể bảo quản trong túi giấy hoặc bóc vỏ ra, cho vào hũ thủy tinh và để trong ngăn mát tủ lạnh ăn dần. Tỏi đạt yêu cầu là bên ngoài khô đều, bên trong các tép tỏi có màu đen, dẻo, mùi thơm dịu, ăn vào sẽ có vị ngọt, hơi chua chua, rất ngon.
Lưu ý khi làm tỏi đen ủ bia tại nhà
- Nếu tỏi đen có vị đắng ngắt hoặc quá chua thì tuyệt đối không nên dùng.
- Cách làm tỏi đen tại nhà cũng mang lại nhiều tiềm ẩn rủi ro như gây cháy nổ, chập nguồn điện gây cháy nổ, hư hại các vật dụng lên men (nồi cơm điện) bởi phải hoạt động liên tục trong thời gian kéo dài. Do đó, khi tự làm tỏi đen tại nhà các bạn cần hết sức chú ý và theo dõi thường xuyên để đảm bảo không để xảy ra rủi ro đáng tiếc nào.
Trên đây là hướng dẫn cách làm tỏi đen ủ bia bằng nồi cơm điện tại nhà, bạn hãy ghi nhớ để có thể làm thành công thực phẩm bổ dưỡng này nhé!