Bật mí tiêu chuẩn chiều cao cân nặng trẻ sơ sinh 0 – 5 tuổi mới nhất 2018 theo WHO

4/5 - (2 votes)

Theo dõi cân nặng và chiều của con thường xuyên trong những năm tháng đầu đời là việc làm hết sức quan trọng và cần thiết của mỗi bậc cha mẹ. Các bậc cha mẹ hãy cùng tìm hiểu tiêu chuẩn chiều cao cân nặng trẻ sơ sinh 0 – 5 tuổi mới nhất 2018 theo WHO để điều chỉnh chế độ ăn uống cho bé tại bài viết dưới đây nhé!

Theo dõi cân nặng và chiều của con thường xuyên trong những năm tháng đầu đời là việc làm hết sức quan trọng và cần thiết của mỗi bậc cha mẹ. Cân nặng và chiều cao thay đổi thông báo tình hình sức khỏe cũng như sự phát triển toàn diện của bé. Nếu cha mẹ cảm thấy có sự thay đổi bất thường nào về cân nặng của trẻ thì cần thông báo với bác sĩ y tế ngay lập tức để xác định chính xác tình hình sức khỏe bé.

Để biết được cân nặng và chiều cao của bé có nằm trong ngưỡng đạt chuẩn hay không, phải cải thiện yếu tố nào để bé phát triển toàn diện nhất, tổ chức y tế thế giới WHO đã cho ra đời bảng tiêu chuẩn chiều cao cần nặng của trẻ em từ 0-5 tuổi.

Bảng chiều cao cân nặng chuẩn của trẻ em từ 0-5 tuổi theo WHO thể hiện mức độ tương đối của chiều cao, cân nặng của bé trong 100 bé cùng độ tuổi và giới tính của dân số đó. Chỉ cần chiều cao, cân nặng của bé nằm trong vùng M (trung bình) là được. Nếu thuộc khu vực 2SD thì cân nặng, chiều cao của bé cao hơn (thấp hơn) so với tuổi.

Các bậc cha mẹ hãy cùng tìm hiểu tiêu chuẩn chiều cao cân nặng trẻ sơ sinh 0 – 5 tuổi mới nhất 2018 theo WHO để điều chỉnh chế độ ăn uống cho bé tại bài viết dưới đây nhé!

Theo dõi cân nặng và chiều cao của bé là điều cần thiết
Theo dõi cân nặng và chiều cao của bé là điều cần thiết

Tiêu chuẩn chiều cao cân nặng trẻ sơ sinh 0 – 5 tuổi mới nhất 2018 theo WHO

Với trẻ sơ sinh đủ tháng, cân nặng sẽ dao động trong khoảng 3,2 đến 3,8 kg, chiều cao khoảng 50 đến 53.

Trong giai đoạn từ 1-12 tháng đầu, bé trai có xu hướng nặng cân và cao hơn so với các bé gái.

Tốc độ tăng trưởng của bé tăng rất nhanh trong năm đầu tiên. Chiều cao của trẻ có thể tăng trung bình 2,5cm/ tháng trong 6 tháng đầu, và 1,5cm/ tháng trong 6 tháng tiếp theo. Tuy nhiên, trong năm thứ 2 và thứ 3, tốc độ này sẽ có xu hướng chậm lại.

Năm thứ 2, tốc độ tăng trưởng chiều dài của em bé bắt đầu chậm lại, tốc độ tăng trưởng mỗi năm chỉ được 10-12 cm. Từ 2 tuổi cho đến trước tuổi dậy thì, chiều cao của bé tăng bình quân 6-7 cm mỗi năm.

Dưới đây là chi tiết chuẩn chiều cao (cm), cân nặng (kg) của trẻ em Việt Nam 2018 dưới 5 tuổi được bác sĩ Lê Quang Hào – Trung tâm Khám và tư vấn Dinh dưỡng trẻ em, Viện Dinh Dưỡng Quốc Gia Hà Nội chia sẻ. Bảng được dựa vào chuẩn tăng trưởng của WHO 2007 và hiện đang được áp dụng cho các bé Việt Nam trong năm nay.

Tiêu chuẩn chiều cao cân nặng trẻ sơ sinh 0 – 5 tuổi mới nhất 2018 theo WHO
Tiêu chuẩn chiều cao cân nặng trẻ sơ sinh 0 – 5 tuổi mới nhất 2018 theo WHO

Bảng chiều cao cân nặng chuẩn của bé trai 2018 0 – 5 tuổi mới nhất 2018 theo WHO

Tháng/ tuổi Cân nặng (Kg) Chiều cao (Cm)
2SD M 2SD 2SD M 2SD
0 2.5 3.3 4.4 46.1 49.9 53.7
1 3.4 4.5 5.8 50.8 54.7 58.6
2 4.3 5.6 7.1 54.4 58.4 62.4
3 5.0 6.4 8.0 57.3 61.4 65.5
4 5.6 7.0 8.7 59.7 63.9 68.0
5 6 7.5 9.3 61.7 65.9 70.1
6 6.4 7.9 9.8 63.3 67.6 71.9
7 6.7 8.3 10.3 64.8 69.2 73.5
8 6.9 8.6 10.7 66.2 70.6 75.0
9 7.1 8.9 11.0 67.5 72.0 76.5
10 7.4 9.2 11.4 68.7 73.3 77.9
11 7.6 9.4 11.7 69.9 74.5 79.2
12 7.7 9.6 12.0 71.0 75.7 80.5
13 7.9 9.9 12.3 72.1 76.9 81.8
14 8.1 10.1 12.6 73.1 78.0 83.0
15 8.3 10.3 12.8 74.1 79.1 84.2
16 8.4 10.5 13.1 75.0 80.2 85.4
17 8.6 10.7 13.4 76.0 81.2 86.5
18 8.8 10.9 13.7 76.9 82.3 87.7
19 8.9 11.1 13.9 77.7 83.2 88.8
20 9.1 11.3 14.2 78.6 84.2 89.8
21 9.2 11.5 14.5 79.4 85.1 90.9
22 9.4 11.8 14.7 80.2 86.0 91.9
23 9.5 12.0 15.0 81.0 86.9 92.9
24 9.7 12.2 15.3 81.7 87.8 93.9
2.5 tuổi 10.5 13.3 16.9 85.1 91.9 98.7
3 tuổi 11.3 14.3 18.3 88.7 96.1 103.5
3.5 tuổi 12.0 15.3 19.7 91.9 99.9 107.8
4 tuổi 12.7 16.3 21.2 94.9 103.3 111.7
4.5 tuổi 13.4 17.3 22.7 97.8 106.7 115.5
5 tuổi 14.1 18.3 24.2 100.7 110.0 119.2

Bảng chiều cao cân nặng chuẩn của bé gái 2018 0 – 5 tuổi mới nhất 2018 theo WHO

Tháng/ tuổi Cân nặng (Kg) Chiều cao (Cm)
2SD M 2SD 2SD M 2SD
0 2.4 3.2 4.2 45.4 49.1 52.9
1 3.2 4.2 5.5 49.8 53.7 57.6
2 3.9 5.1 6.6 53.0 57.1 61.1
3 4.5 5.8 7.5 55.6 59.8 64.0
4 5.0 6.4 8.2 57.8 62.1 66.4
5 5.4 6.9 8.8 59.6 64.0 68.5
6 5.7 7.3 9.3 61.2 65.7 70.3
7 6.0 7.6 9.8 62.7 67.3 71.9
8 6.3 7.9 10.2 64.0 68.8 73.5
9 6.5 8.2 10.5 65.3 70.1 75.0
10 6.7 8.5 10.9 66.5 71.5 76.4
11 6.9 8.7 11.2 67.7 72.8 77.8
12 7.0 8.9 11.5 68.9 74.0 79.2
13 7.2 9.2 11.8 70.0 75.2 80.5
14 7.4 9.4 12.1 71.0 76.4 81.7
15 7.6 9.6 12.4 72.0 77.5 83.0
16 7.7 9.8 12.6 73.0 78.6 84.2
17 7.9 10.0 12.9 74.0 79.7 85.4
18 8.1 10.2 13.2 74.9 80.7 86.5
19 8.2 10.4 13.5 75.8 81.7 87.6
20 8.4 10.6 13.7 76.7 82.7 88.7
21 8.6 10.9 14.0 77.5 83.7 89.8
22 8.7 11.1 14.3 78.4 84.6 90.8
23 8.9 11.3 14.6 79.2 85.5 91.9
24 9.0 11.5 14.8 80.0 86.4 92.9
2.5 tuổi 10.0 12.7 16.5 83.6 90.7 97.7
3 tuổi 10.8 13.9 18.1 87.4 95.1 102.7
3.5 tuổi 11.6 15.0 19.8 90.9 99.0 107.2
4 tuổi 12.3 16.1 21.5 94.1 102.7 111.3
4.5 tuổi 13.0 17.2 23.2 97.1 106.2 115.2
5 tuổi 13.7 18.2 24.9 99.9 109.4 118.9

Hướng dẫn cách đo chiều cao cho bé

Ths. Bs. Nguyễn Văn Tiến, Trung tâm giáo dục truyền thông dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết:

  • Các bậc cha mẹ chỉ cần theo dõi cân nặng, chiều cao của con một cách rất đơn giản với 2 dụng cụ là cân và thước.
  • Nên theo dõi 1 lần/ tháng vào 1 ngày nhất định, cân trước khi ăn hoặc sau ăn để có số liệu chính xác.
  • Chỉ mặc quần áo mỏng hoặc trừ quần áo, với trẻ <24 tháng tuổi đo chiều dài nằm và ≥ 24 tháng tuổi đo chiều cao đứng.
  • Đối với các bé nhỏ mẹ đặt bé nằm thẳng trên giường và dùng thước dây đo chiều dài từ đỉnh đầu của bé đến gót chân.
  • Với những bé lớn hơn mẹ có thể yêu cầu con đứng cạnh tường hoặc cột nhà và vạch 1 đường trên tường. Sau đó dùng thước dây hoặc thước cuộn đo lại.