5 tháng tuổi là thời điểm bé chuẩn bị bước vào hành trình ăn dặm nhằm cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Vì thế, thực đơn ăn dặm cho bé 5 tháng tuổi bao gồm những gì là điều mà rất nhiều bà mẹ quan tâm.
Theo khuyến cáo từ tổ chức y tế thế giới WHO cũng như lời khuyên của các Bác sỹ khoa nhi, mẹ nên cho bé ăn dặm vào thời điểm 6 tháng tuổi. Lúc này hệ tiêu hóa của trẻ bắt đầu hoàn thiện, ngoài sữa mẹ bé có thể làm quen dần với mùi của những loại thực phẩm khác. Các chuyên gia dinh dưỡng còn cho biết, giai đoạn học ăn thô chính là dấu mốc quan trọng để bé phát triển toàn diện về trí tuệ và thể chất.
Tuy nhiên, đối với một số trường hợp trẻ có thể bắt đầu ăn dặm ở tháng thứ 5. Song, để bé đã ăn dặm được chưa, tốt nhất mẹ nên tham khảo ý kiến của Bác sỹ khoa nhi trước khi tiến hành ăn dặm. Nếu bé được chỉ định ăn dặm vào thời điểm này, mẹ có thể tham khảo thực đơn ăn dặm cho bé 5 tháng tuổi như sau:
Dấu hiệu bé 5 tháng tuổi muốn ăn dặm
Để biết bé nhà mình đã muốn ăn dặm hay chưa, mẹ có thể quan sát thông qua một số biểu hiện như:
- Bé bắt đầu học ngồi và đang dần ngồi vững mà không cần tới sự trợ giúp của người thân.
- Bé thường xuyên nhai tóp tép như đang ăn thứ gì đó trong miệng.
- Bé luôn tỏ ra thích thú mỗi khi thấy người lớn ăn uống, chắc chắn bé sẽ không chịu rời mắt khỏi chiếc miệng đang nhai đồ ăn của người lớn.
- Bé đùn lưỡi, mặc dù mới bú mẹ nhưng vẫn muốn ăn tiếp. Lúc này do nhu cầu ăn của bé đã tăng cao, bé nhanh đói, sữa mẹ không còn cung cấp đủ năng lượng cho bé nữa.
- Bé ngủ không sâu giấc, thường xuyên bị tỉnh giấc giữa đêm để đòi ăn.
Mặc dù bé mới 5 tháng tuổi, nhưng nếu bé thường xuyên có những biểu hiện như trên thì mẹ nên xem xét đến việc cho bé làm quen với ăn dặm sớm.
Một số thực đơn ăn dặm cho bé 5 tháng tuổi khoa học nhất
Như đã nói ở trên, việc xây dựng thực đơn ăn dặm cho bé 5 tháng tuổi đóng vai trò quan trọng. Nó không chỉ giúp bé làm quen với mùi vị thức ăn mà còn đảm bảo cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho bé phát triển. Để làm được điều này, mẹ cần có một thực đơn ăn dặm khoa học dựa trên các tiêu chí, phù hợp với nhu cầu của bé. Và để bé thích thú với việc ăn dặm, mẹ hãy luôn đa dạng hóa các loại thức ăn bằng thực đơn ăn dặm dưới đây:
Cháo bí đỏ
Muối khoáng và vitamin là một trong những dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của trẻ. Và bí đỏ được biết đến là một loại thực phẩm cực kỳ tốt cho giai đoạn ăn dặm của bé. Món cháo bí đỏ tuy nấu đơn giản nhưng sẽ giúp bé lớn nhanh và luôn khỏe mạnh.
Nguyên liệu:
- Cháo trắng.
- Bí đỏ.
Cách làm:
- Cháo trắng sau khi nấu chín mang đi xay nhuyễn hoặc rây nhuyễn ra.
- Bí đỏ gọt bỏ vỏ, rửa sạch, thái nhỏ rồi mang đi hấp cách thủy để đảm bảo giữ nguyên được chất dinh dưỡng.
- Nghiền nát bí đỏ với một chút nước rồi trộn ăn cùng với cháo trắng.
Cháo cà chua
Cà chua là một trong những loại thực phẩm quen thuộc trong các bữa ăn hàng ngày. Trong cà chua có chứa nhiều vitamin A và C đôi mắt luôn khỏe mạnh. Và cháo cà chua chính là một trong các món ăn dặm cho bé 5 tháng mẹ nên nấu hàng tuần.
Nguyên liệu:
- Cháo trắng.
- Cà chua.
Cách làm:
- Cà chua trần qua nước sôi rồi loại bỏ vỏ và hạt. Cho cà chua vào nồi nấu hoặc hấp đến khi chín nhừ thì nghiền nhuyễn ra.
- Cháo trắng rây nhuyễn hoặc xay nát rồi trộn ăn cùng với cà chua cực kỳ ngon và tốt cho bé.
Cháo táo
Đây cũng là một thực đơn ăn dặm cho bé 5 tháng tuổi đơn giản mà mẹ không nên bỏ qua. Sự kết hợp giữa cháo trắng với táo đỏ sẽ tạo ra món ăn thơm ngon, kích thích vị giác của bé.
Nguyên liệu:
- Cháo trắng.
- Táo đỏ.
Cách làm:
- Cháo trắng nghiền nhuyễn bằng rây hoặc máy xay.
- Táo gọt bỏ vỏ, cho vào xay nhuyễn ép lấy nước.
- Trộn nước táo với cháo trắng nghiền nhuyễn rồi làm nóng lên là được.
Cháo sữa bánh mỳ
Sự kết hợp giữa cháo trắng và bánh mỳ sẽ tạo ra một hương vị khác lạ dành cho bé 5 tháng tuổi. Chắc chắn món ăn này sẽ thu hút được vị giác của bé đấy!
Nguyên liệu:
- 01 lát bánh mỳ.
- Cháo trắng.
- Sữa mẹ.
Cách làm:
- Lấy 1 lát bánh mỳ sandwich bỏ hết phần góc cứng, xé nhỏ ra rồi hòa cùng với sữa mẹ hoặc sữa công thức.
- Nghiền nát bánh mỳ với sữa rồi rây mịn. Cháo trắng nghiền nhuyễn, đun nóng lên rồi cho bánh mỳ sữa vào trộn đều là xong.
Cháo khoai lang
Trong khoai lang có chứa thành phần có lợi cho sức khỏe như vitamin A, E, canxi…Những dưỡng chất này không chỉ tốt cho mắt, não bộ mà còn giúp bé phát triển vượt trội về chiều cao. Đặc biệt, khoai lang còn bổ sung chất xơ, tránh táo bón. Thực đơn ăn dặm cho bé 5 tháng tuổi bằng khoai lang và táo sẽ là món ăn ngon được nhiều bé yêu thích.
Nguyên liệu:
- Khoai lang.
- Táo.
- Cháo trắng.
Cách làm:
- Khoai lang gọt bỏ vỏ, rửa sạch rồi mang đi luộc chín và nghiền nhuyễn.
- Táo xay nhuyễn, ép lấy nước cốt rồi trộn đều với khoai lang để táo ra hỗn hợp sánh mịn.
- Cháo trắng nghiền nhuyễn, cho lên đun nóng rồi cho hỗn hợp trên vào nấu cùng.
- Chỉ với vài bước đơn giản bạn đã có ngay món cháo khoai lang, táo thơm ngon rồi.
Súp khoai tây
Ngoài những bữa cháo trắng ra, mẹ có thể nấu súp khoai tây để thay đổi khẩu vị cho bé. Tuy nhiên, để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của bé, mẹ nên lựa chọn những củ khoai tây không bị mọc mầm, còn tươi, không thâm đen.
Nguyên liệu:
- Khoai tây.
- Bột năng hoặc bột gạo.
Cách làm:
- Khoai tây sau khi rửa sạch, gọt bỏ vỏ, mẹ cắt thành nhiều miếng rồi mang đi hấp chín.
- Bột năng quấy cùng với nước, rồi cho khoai tây nghiền nhuyễn vào nấu cùng.
- Chỉ cần cho thêm một chút nước sạch là mẹ đã có ngay một đĩa súp khoai tây thơm ngon, bổ dưỡng rồi.
Lưu ý về thực đơn dinh dưỡng cho bé 5 tháng tuổi
- Trước khi tiến hành lên thực đơn ăn dặm cho bé 5 tháng tuổi, mẹ cần tìm hiểu thật kỹ về các loại thức phẩm, cách xây dựng thực đơn và cách chế biến cho bé. Bởi, trước đó bé bú hoàn toàn bằng sữa mẹ hoặc sữa công thức, sẽ không mấy dễ dàng để bé làm quen với hương vị của các loại thực phẩm khác.
- Mẹ cũng nên hiểu rằng, ăn dặm chỉ là bước khởi đầu để bé làm quen với các loại thức phẩm khác. Hơn nữa, giá trị dinh dưỡng không chỉ có từ các bữa ăn dặm, vì thế mẹ không nên ép bé ăn, mà hãy để bé ăn theo nhu cầu. Luôn đảm bảo bé vẫn được bú sữa mẹ trong giai đoạn này, nhằm cung cấp kháng thể tốt cho bé.
- Khi lên thực đơn ăn dặm cho bé 5 tháng tuổi, mẹ nên bắt đầu từ cháo loãng đến đặc, từ ít đến nhiều. Việc này sẽ giúp hệ tiêu hóa của bé dần làm quen với thức ăn và lượng đồ ăn tiêu thụ trong ngày.
- Thường xuyên thay đổi các thực đơn ăn dặm để bé không cảm thấy chán ăn, đồng thời cung cấp đủ các dinh dưỡng bao gồm tinh bột, chất béo, vitamin và chất đạm.
Như vậy, có thể thấy rằng, việc lên thực đơn ăn dặm cho bé 5 tháng tuổi là điều không quá khó khăn. Tuy nhiên, mẹ cần có kiến thức vững vàng để đáp ứng các bữa ăn của bé đều đầy đủ chất dinh dưỡng và đảm bảo an toàn cho sức khỏe của bé. Ngoài ra, mẹ cũng nên đưa ra lịch ăn dặm cụ thể để biết thời điểm mà mẹ nên cho bé ăn.