Lão hoá da chân và một số cách khắc phục lợi hại nhất cho phái đẹp

941
5/5 - (2 votes)

Lão hóa da chân là một trong những tình trạng phổ biến nhưng thường bị mọi người bỏ qua. Và một khi đôi chân của bạn không còn linh hoạt và dẻo dai nữa thì điều này chứng tỏ bạn đang phải đối mặt với dấu hiệu lão hóa.

Sau tuổi 30, rất nhiều người phải đối mặt với tình trạng lão hóa da sớm do tuổi tác và những tác động xung quanh. Ngoài lão hóa da ở vùng mặt, cổ, tay, thì chân cũng là bộ phận bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi quy luật tự nhiên đó. Không ít người cảm thấy khó chịu, bất tiện với tình trạng chân tê cứng cử động chân thiếu lực và gây khó thở…Nếu bạn đang gặp những triệu trứng này ở chân thì có nghĩa là cơ thể bạn đang già đi.

Để biết lão hóa da chân sẽ khiến cơ thể bạn thay đổi như thế nào hãy cùng Deptuoi30 theo dõi qua bài viết dưới đây. Ngoài ra, một số cách chống lão hóa da chân hiệu quả mà chúng tôi chia sẻ sẽ giúp bạn chăm sóc làn da tốt nhất.

Những thay đổi tự nhiên xảy ra khi chân bị lão hóa

Mọi bộ phận trên cơ thể chúng ta đều phải trải qua tình trạng lão hóa, trong đó có bàn chân. Đây là bộ phận phải chịu sức nặng của cơ thể trong cả cuộc đời mỗi người, thường xuyên phải va chạm và có thể gặp phải chấn thương.

Hơn nữa, bàn chân còn tiếp xúc trực tiếp với mặt đất, ít được che chắn khiến vùng da này trở nên nhăn nheo, sần sùi. Cụ thể, những thay đổi tự nhiên ở chân theo thời gian không chỉ biểu hiện ở lão hóa da chân mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe.

Lớp da chân mỏng đi

Như đã nói ở trên, bàn chân thường phải tiếp xúc với mặt đất và là bộ phận phải vận động nhiều, cũng như chịu sức nặng cơ thể mỗi người. Cùng với đó là việc đi dép xỏ ngón, giày cao gót còn tăng thêm nguy cơ lão hóa da sớm ở chân. Tình trạng này dẫn đến việc làn da chân trở nên nhăn nheo, chai sần và mỏng đi…Lâu ngày, da chân sẽ dễ bị tổn thương và ảnh hưởng đến sức khỏe chung.

Lớp da chân mỏng đi
Lớp da chân mỏng đi

Mất sự đàn hồi

Khi bạn đối mặt với dấu hiệu lão hóa, bàn chân sẽ trở nên kém đàn hồi do các dây chằng giữ vòm chân không còn độ căng nữa. Điều này khiến khả năng hấp thụ các tác động vào bàn chân bị suy giảm, các khớp xương bị thoái hóa, xói món. Các cử động nhỏ của bàn chân kém linh hoạt, giảm đàn hồi và dễ bị thoái hóa khi bạn bị chấn thương, mắc bệnh lý về viêm khớp…

Giảm sức mạnh

Cùng với tuổi tác, các cơ dần mất đi sức mạnh và xương bàn chân cũng sẽ mỏng đi. Việc này ảnh hưởng nghiêm trọng đến các bệnh lý khiến xương dễ bị gãy và mỏng đi theo độ tuổi. Đặc biệt, tình trạng này sẽ trở nên tệ hơn đối với những ai hút thuốc lá và ít vận động.

Không còn dẻo dai

Khi tuổi ngày càng nhiều, làn da trở nên kém đàn hồi và cấu trúc da chứa ít mỡ hơn. Nếu bạn đang đối mặt với việc lão hóa da chân thì đồng nghĩa khả năng tổn thương của da.

Không còn dẻo dai
Không còn dẻo dai

Sưng chân

Ngoài tình trạng lão hóa da chân, mất đi sức mạnh và sự dẻo dao, bạn cũng có thể phải đối mặt với biểu hiện sưng chân. Bên cạnh đó, chỗ sưng làm tăng áp lực lên các cấu trúc bàn chân khiến bạn cảm thấy đau nhức và khó chịu.

Một số cách chống lão hóa da chân hiệu quả tại nhà

Chăm sóc da chân từ sớm

Ngay từ khi bước vào tuổi 20, bạn nên tập trung dưỡng da chân để ngăn chặn tình trạng lão hóa da sớm. Ngoài việc hạn chế tiếp xúc với những hóa chất mạnh, bạn nên lựa chọn những loại xà phòng có thành phần nhẹ nhàng, lành tính để tránh làm tổn thương da chân. Ngay sau khi rửa chân xong, bạn phải sử dụng khăn mềm lau khô để tránh tình trạng nứt nẻ.

Đặc biệt, bạn hãy chăm sóc đôi bàn chân của mình bằng cách ngâm chân trong nước ấm pha muối loãng. Tuy việc này đơn giản, dễ thực hiện nhưng nó có thể mang đến cho bạn nhiều công dụng tuyệt vời. Đôi chân được ngâm muối sẽ đỡ nhức mởi, tẩy được chất sừng già cỗi giúp da chân láng mịn hơn. Ngay sau khi ngâm chân xong, bạn hãy bôi kem dưỡng chân và bọc màng ni lông, sáng dậy bạn sẽ thấy da chân trở nên mềm mại hơn rất nhiều.

Chăm sóc da chân từ sớm
Chăm sóc da chân từ sớm

Việc coi ngâm chân trở thành thói quen hàng ngày không chỉ làm chân mềm mại mà còn kích thích sự tuần hoàn máu, giảm bớt tình trạng nhức mỏi, điều trị bệnh hô hấp, giảm căng thẳng…Đặc biệt, ngâm chân 20 phút mỗi ngày còn giúp bạn ngủ ngon hơn rất nhiều.

Dưỡng ẩm để ngăn chặn lão hóa da chân

Sau bước ngâm da chân, bạn nên cung cấp độ ẩm cho da để chống lão hóa hiệu quả. Ngay cả với những người sở hữu làn da nhờn, trước khi đi ngủ bạn cũng không nên bỏ qua bước dưỡng ẩm da chân. Làn da của bạn sẽ được cung cấp những dưỡng chất cần thiết giúp da chân luôn mềm mịn và đàn hồi tốt.

Tăng cường chất chống oxy hóa

Serum hoặc các loại kem giàu chất chống oxy hóa có thể làm giảm tác động của ánh mặt trời và bảo vệ da chân của bạn. Vitamin C là một chất chống oxy hóa hiệu quả, xuất hiện trong nhiều loại huyết thanh và có thể bổ sung qua đường ăn uống.

Tẩy da chết và vết nẻ cho da chân

Hãy áp dụng cách chăm sóc đôi bàn chân bằng cách tẩy da chết và vết nẻ ở gót chân để da chân trở nên mềm mịn hơn. Bạn có thể áp dụng theo các bước sau đây:

Tẩy da chết và vết nẻ cho da chân
Tẩy da chết và vết nẻ cho da chân
  • Trước tiên, bạn hãy dùng kem dạng cát để tẩy da chết, chất sừng bám trên da chân.
  • Tiếp đó, hãy dùng đá mài chà xát nhẹ nhàng để lấy đi lớp da chết ở gót đôi chân.
  • Sử dụng bàn chải mềm mại làm hoàn toàn sạch mu bàn chân.
  • Phun sương giữ ẩm da, kết hợp massagen nhẹ nhàng bằng dung dịch sữa dưỡng ẩm.
  • Bọc màng ni lông vào gót chân và mang tết đi ngủ.

Trên đây là một số biểu hiện của lão hoá da chân và một số mẹo chống lão hóa da chân cực hiệu quả mà chị em nên áp dụng. Mặc dù đơn giản, dễ thực hiện song các phương pháp này đòi hỏi bạn phải kiên trì thực hiện trong thời gian dài để đạt kết quả như mong muốn.