Theo số lượng thống kê của Bộ y tế Việt Nam, hiện nay cứ có khoảng 10 sản phụ thì tới 4 người mắc tình trạng thai yếu, trong đó không ít người kém may mắn đã không giữ lại được đứa con của mình. Tình trạng thai yêu ngày càng báo động một phần vì người mẹ chưa biết cách dưỡng thai yếu cần thiết. Tham khảo ngay bài viết này để trang bị những kiến thức dưỡng thai an toàn cho mình nhé.
Thế nào là thai yếu?
Thông thường các mẹ bầu sẽ được chuẩn đoán thai yếu khi có những biểu hiện bất thường về phôi thai như phôi nhỏ, chậm phát triển so với tuần thai… Chỉ khi đi khám cụ thể, bác sỹ mới có thể chuẩn đoán được tình trạng thai yếu và có những biện pháp xử lý kịp thời như cho uống thuốc bổ, vitamin, tiêm nội tiết, đặt thuốc chống co bóp tử cung… Đồng thời, bác sỹ sẽ yêu cầu chị em tái khám sau khoảng 1 tuần – 10 ngày.
Trong một vài trường hợp, bác sỹ sẽ yêu cầu mẹ bầu cần nằm yên để dưỡng thai, thậm chí cần phải sử dụng tới bỉm người lớn để thay thế cho việc đi tollet. Tuy nhiên, điều này chỉ áp dụng cho những mẹ bầu thật sự kiệt sức và có nhu cầu nghỉ ngơi, hoặc bị dọa xảy thai.
Nguyên nhân khiến thai yếu
Có rất nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan dẫn đến tình trạng thai yếu. Một trong lý do phổ biến là bởi mẹ bầu nghén quá mức, không thể ăn uống được gì khiến sức khỏe suy giảm làm cho thai yếu. Đối với những chị em có tiền sử bị bệnh về tử cung như: viêm nhiễm cổ tử cung, u tử cung, tử cung co rút…
Nếu mẹ làm việc quá sức và không có chế độ nghỉ ngơi hợp lý hoặc hoạt động mạnh, té ngã có thể dẫn đến xảy thai hoặc tình trạng thai yếu. Vậy mẹ bầu cần làm gì khi bị chuẩn đoán thai yếu và cách dưỡng thai yếu như thế nào cho an toàn và hợp lý? Cùng tham khảo những phương pháp dưới đây nhé.
Cách dưỡng thai yếu mẹ bầu cần nắm rõ
Ăn uống đủ chất, bổ sung thêm vitamin
- Tình trạng thai yếu thường xuất hiện trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Chính bởi vậy, mẹ bầu cần phải bổ sung chất dinh dưỡng, đặc biệt là các chất đạm dễ tiêu hóa để giúp phát triển các tế bào mô của thai. Mỗi ngày mẹ bầu nên cung cấp thêm 10 -18 gr đạm tương đương 50 – 100 gr thịt cá các loại…
- Chất sắt cũng không thể thiếu trong các chất dinh dưỡng thiết yếu dành cho mẹ bầu. Chất sắt có nhiều trong gan, tim, cật, rau xanh và các loại hạt… Cung cấp đủ chất sắt giúp mẹ bầu tăng thể tích máu và phòng ngừa bệnh thiếu máu. Khi mẹ bầu thiếu máu sẽ giảm lực co bóp của tử cung khi chuyển dạ đồng thời giảm lượng sắt dự trữ của em bé trong 6 tháng đầu đời.
- Canxi rất quan trọng trong quá trình hình thành xương và răng của trẻ. Nếu mẹ không cung cấp đủ canxi, trẻ rất có thể sẽ mắc chứng còi xương ngay từ trong bụng mẹ. Canxi có nhiều trong cá, cua, hải sản và các loại hạt. Bổ sung canxi cũng giúp mẹ hạn chế tình trạng bị chuột rút, đau nhức xương.
- Vitamin D: Vitamin D có nhiều trong trứng, sữa và đặc biệt là ánh nắng mặt trời. Mỗi ngày, mẹ bầu cần tắm nắng ít nhất 10 phút để tăng cường khả năng hấp thụ canxi.
- Vitamin C: Vitamin C giúp phát triển hệ xương, cơ và mạch máu cho bào thai. Vitamin C cũng là chất chống oxy hóa tuyệt vời giúp mẹ làm đẹp da, tránh khỏi nám da hay sạm da.
Trường hợp nào mẹ nên nằm dưỡng thai tuyệt đối?
Việc điều trị nằm dưỡng thai là điều bình thường nếu như mẹ mang thai đôi hoặc nhiều hơn. Bác sỹ cũng sẽ yêu cầu mẹ phải nằm yên nếu như thai phát triển chậm để hạn chế cho thai phát triển ở tử cung hoặc bạn bị nhau thai tiền đạo. Bạn cũng có thể được tư vấn nằm yên bất động nếu như bị cao huyết áp trong thai kỳ hay tiền sản giật.
Nếu như không biết cách dưỡng thai yếu hiệu quả, mẹ bầu rất có thể phải nằm yên bất động để dưỡng thai hiệu quả hơn. Nhìn chung các cách dưỡng thai yếu đều yêu cầu mẹ bầu phải thật kiên trì và thận trọng, không nên nóng vội. Trong thời gian thai yếu cần tới cơ sở y tế để kiểm tra thường xuyên tình trạng thai nhi để có biện pháp xử lý kịp thời nhất.
Trên đây là cách dưỡng thai yếu cho chị em tham khảo. Cách dưỡng thai yếu chú trọng nhất tới dinh dưỡng và chế độ vận động. Chị em tuyệt đối phải tuân theo chỉ dẫn của bác sỹ.