Liệu bà bầu bị cảm cúm sốt sổ mũi khi mang thai tháng thứ 3 có ảnh hưởng đến thai nhi?

1343
3/5 - (2 votes)

Bà bầu bị cảm cúm sốt sổ mũi khi mang thai tháng thứ 3 có ảnh hưởng đến thai nhi không, phải làm thế nào để khắc phục hiện tượng này? Cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để nắm được cách xử lý hiện tượng này nhé!

Quá trình mang thai là cả một chặng đường dài, đầy hạnh phúc nhưng cũng đầy gian nan. 9 tháng 10 ngày là niềm vui, nỗi lo của những người được làm mẹ.

Khi mang bầu, cơ thể người mẹ sẽ rất nhạy cảm, dù đã cẩn thận chăm sóc bản thân và thai nhi nhưng cũng không tránh được một số bệnh sổ mũi, nhức đầu, nghẹt mũi và cảm cúm do thời tiết thay đổi và ô nhiễm môi trường xung quanh, đặc biệt là thời kỳ các mẹ mang thai 3 tháng đầu tiên.

Liệu bà bầu bị cảm cúm sốt sổ mũi khi mang thai tháng thứ 3 có ảnh hưởng đến thai nhi không, phải làm thế nào để khắc phục hiện tượng này là những lo lắng của không ít các mẹ bầu.

Cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để nắm được cách xử lý, khắc phục hiện tượng cảm cúm sốt mà không gây ảnh hưởng xấu tới thai nhi tại bài viết dưới đây nhé!

Các triệu chứng bị cảm cúm sổ mũi

Cảm và cúm đều là hai căn bệnh lây nhiễm do nhiễm vi rút. Chúng có chung nhiều triệu chứng, nhưng cũng có những khác biệt. Những triệu chứng cúm đến đột ngột hơn, nặng hơn và thường kèm với sốt. Những triệu chứng cảm nhẹ hơn và bắt đầu chậm hơn, thường với 1-2 ngày đau họng hoặc chảy nước mũi. Ở một số người, cúm có thể trở thành bệnh nặng, nhưng hầu hết đều trở lại bình thường sau 1-2 tuần. Cách tốt nhất để phòng ngừa cúm là tiêm ngừa cúm trước khi có ý định mang thai.

Các triệu chứng cảm cúm thường đến đột ngột và có thể bao gồm:

  • Sốt.
  • Nhức đầu.
  • Rất mệt/yếu.
  • Ho khan.
  • Đau họng.
  • Chảy nước mũi.
  • Đau cơ thể hoặc cơ.
Các triệu chứng bị cảm cúm sổ mũi
Các triệu chứng bị cảm cúm sổ mũi

Bà bầu cần làm gì khi cảm cúm?

Đi khám bác sỹ

Điều đầu tiên và quan trọng nhất là cần đi khám bác sĩ. Hệ thống miễn dịch của người phụ nữ sẽ suy giảm hơn từ khi bắt đầu mang thai, do đó, bà bầu rất dễ bị nhiễm trùng, mắc ho, cảm lạnh và cúm. Và trong các trường hợp này chỉ có bác sỹ mới có những lời khuyên tốt nhất sau khi đã khám và làm các xét nghiệm cần thiết.

Bác sỹ sẽ kiểm tra tình trạng ốm của bạn cũng như tình trạng hoặc khả năng bị ảnh hưởng tới thai nhi để kê đơn thuốc hoặc có những biện pháp cụ thể.

Tuyệt đối, các mẹ bầu không được tự ý dùng bất kì loại thuốc nào. Các loại thuốc đều có thể có tác dụng phụ dẫn đến sảy thai, dị tật thai nghén, nhiễm độc thai nghén… nếu được dùng không đúng chỉ định, liều lượng và chức năng. Thậm chí, nhiều loại thuốc có thể gây ảnh hưởng đến thai nhi, cụ thể các loại thuốc cần tránh đó là:

  • Thuốc chống vi rút như Tamiflu, Flumadine, Relenza, hoặc Symmetrel: có thể gây ra các nguy cơ khuyết tật bẩm sinh.
  • Aspirin và ibuprofen: Aspirin có thể gây chảy máu thai nhi còn Ibuprofen chưa được nghiên cứu ở phụ nữ mang thai.
  • Tiêu đờm guaifenesin và ức chế ho dextromethorphan: Đây là những chất thường thấy trong xi-rô thuốc chống cúm, cảm lạnh và ho. Chúng có liên quan đến các biến chứng khi mang thai trong các nghiên cứu động vật.
Đi khám bác sỹ
Đi khám bác sỹ

Điều trị bằng các phương pháp thảo dược

Cách 1: Uống nước tỏi hoặc ăn nhiều tỏi

Bạn có thể dùng dung dịch tỏi để tránh cúm bằng cách giã tỏi cho nhỏ ra rồi cứ thế uống với nước sẽ có tác dụng nhanh chóng. Làm như vậy có thể hơi khó uống một chút vì vị hăng hăng của tỏi khiến bạn khó chịu, nhưng bạn sẽ rất hài lòng với tác dụng mà nó đem lại. Trong quá trình mang thai bạn có thể ăn tỏi nhiều hơn bình thường cũng được. Ví như trong quá trình xào rau bạn cho tỏi nhiều hơn, ăn bữa sáng cho giấm tỏi sẽ giúp bạn phòng tránh cúm.

Cách 2: Ăn cháo nóng

Nếu bị cảm cúm nhẹ, bà bầu chỉ cần ăn cháo trứng đặc biệt cháo phải nóng và có nhiều hành tía tô sao cho khi ăn xong cơ thể toát ra mồ hôi. Món ăn này vừa bổ dưỡng vừa chữa khỏi cảm cúm vậy thì còn trần trừ gì mà không ăn phải không bạn.

Cách 3: Uống nước lá kinh giới, tía tô

Các mẹ bầu hãy dùng lá kinh giới, tía tô mỗi thứ 15g và 2,5g cam thảo. Sau đó, bạn đem nấu đun sôi lấy nước uống thay nước cả ngày.

Cách 4: Xông hơi

Bà bầu cảm cúm có nên xông hơi hay không? Câu trả lời là có, bởi biện pháp này giúp cơ thể mẹ bầu được thư giãn, giải thoát độc tố ra bên ngoài.

Các mẹ bầu hãy dùng một số loại lá như lá bưởi, húng quế, tía tô, bạc hà, rau tần, ngổ, riềng, gừng, hành, chanh… mỗi một lần chọn khoảng 5 – 7 loại, trọng lượng khoảng 50 – 100 gam sau đó rửa sạch cho vào nồi đổ ngập nước, đậy nắp thật kín.

Sau đó, đun sôi nồi lá xông chừng 3 – 5 phút, bạn nên chùm chăn kín, mở hé nắp nồi cho hơi nóng toát ra dần dần rồi hít thở thật đều, thật sâu. Bạn nên ngồi khoảng 5 – 10 phút cho tới khi mồ hôi ở cơ thể toát ra sau đó lấy khăn lau cho khô người. Xông hơi xong hãy uống một ly nước chanh cho thêm vào một ít muối. Áp dụng xông hơi khoảng 2 -3 lần vào ngày liên tiếp, sau mỗi lần xông hơi xong bạn sẽ thấy thoải mái dễ chịu và sẽ hết cảm luôn.

Tuy nhiên, cho dù có tự điều trị bằng các biện pháp tại nhà với các thảo dược thì bà bầu cũng cần lưu ý và tham khảo tư vấn trước đó của bác sĩ. Nếu thấy có dấu hiệu lạ khi dùng các biện pháp đó thì nên đi khám càng sớm càng tốt.

Điều trị cảm cúm sốt sổ mũi bằng tỏi
Điều trị cảm cúm sốt sổ mũi bằng tỏi

Uống đủ nước

Uống đủ nước để ngăn chặn sự mất nước khi bị sốt. Mẹ cũng có thể uống thêm nước ép hoa quả có chứa nhiều vitamin C để hồi phục sức khỏe, tăng miễn dịch như là nước cam, chanh,…

Hạn chế đi lại

Nếu như cảm thấy không khỏe, hãy nằm trên giường và đừng vội đi lại. Mẹ bầu cũng đừng để cho cơ thể quá nóng và ra nhiều mồ hôi gây mất nước nghiêm trọng.

Bổ sung chất dinh dưỡng

Khi bị cảm cúm, nhiều người sẽ không muốn ăn gì, nhưng lúc này, các mẹ nên cố ăn các loại thực phẩm bổ dưỡng như là quả tươi, cháo ấm, sữa ấm để giúp mẹ mau hồi phục hơn.

Tóm lại, bà bầu bị cảm cúm sốt sổ mũi khi mang thai tháng thứ 3 có ảnh hưởng đến thai nhi hay không phụ thuộc vào mức độ nặng hay nhẹ của căn bệnh. Tốt nhất để tránh ảnh hưởng đến thai nhi, khi có dấu hiệu bị cảm cúm, các mẹ bầu nên đến gặp bác sỹ ngay lập tức để được tư vấn cách điều trị kịp thời.