Trong một ngày chúng ta sẽ có nguồn năng lượng đầu vào bằng ăn uống và năng lượng đầu ra bằng tiêu hao cho các hoạt động thể chất.
Tất cả những gì bạn ăn vào trong ngày đều chuyển thành năng lượng trong cơ thể bạn. Đó là tổng năng lượng đầu vào bao gồm các thức ăn, đô uống từ 3 bữa chính, các bữa phụ, các đồ ăn vặt, nước giải khát.
Năng lượng đầu ra: cơ thể chúng ta có thể tiêu hao qua các dạng:
- Chuyển hóa cơ bản: có nghĩa là bạn không cần làm gì cả chỉ là các hoạt động ăn ngủ nghỉ để duy trì cuộc sống. Mỗi người có một mức năng lượng cơ bản riêng phụ thuộc vào mức độ cân nặng và giới tính. Chuyển hóa cơ bản thường rất ít khi thay đổi ở mỗi người.
- Hoạt động hàng ngày: năng lượng tiêu hao qua các hoạt động hang ngày của bạn. Tùy vào mức độ công việc sẽ có mức tiêu hao năng lượng thấp hay cao.
- Hoạt động gia tăng: qua các hình thức luyện tập thể thao, hoạt động thể chất.
Để duy trì cán cân thăng bằng đó thì năng lượng bạn nạp vào phải bằng hoặc sấp sỉ lượng năng lượng tiêu hao. Khi cán cân đó cân bằng thì cơ thể của bạn sẽ ở mức ổn định. Bạn bị tăng cân khi tổng lượng năng lượng bạn đưa vào trong 1 ngày nhiều hơn số năng lượng tiêu hao. Thì có 2 nguyên nhân chính.
Ăn vào không kiểm soát: hầu hết mọi người không kiểm soát được vấn đề này. Không xác định được mức năng lượng cần thiết. Thậm chí khi xác định được rồi vẫn không kiểm soát được ham muốn của bản thân.
Lười vận động: tất cả năng lượng tiêu hao trong một ngày của bạn quá thấp. Bạn hầu như không vận động nhiều nên năng lượng tiêu hao nên cơ thể sẽ tích tụ năng lượng dư thừa thành mỡ để dự trữ.
Nguyên nhân ăn ít mà vẫn béo
Không cân đối: Trong 4 nhóm thực phẩm đạm, béo, ngọt và chất xơ. Nhiều người nhầm tưởng chính chất đạm và chất béo có trong các loại thịt, cá sẽ gây tăng cân. Tuy nhiên không phải kẻ thù lớn nhất của cân nặng chính là chất ngọt hay còn gọi là tinh bột. lý do nếu cơ thể nạp quá nhiều chất béo cơ thể sẽ thải ra bớt. Nhưng đường bột ăn vào bao nhiêu cơ thể sẽ hấp thụ hết để chuyển thành vận động và tích trữ.
Ăn không đúng bữa: mặc dù bạn nhịn ăn cả ngày nhưng vẫn ăn nhiều vào buổi tối và đi ngủ ngay. Thì nguy cơ tăng cân vẫn rất cao, một chén cơm là đủ năng lượng để bạn chạy bộ một tiếng. Chất đường bột có khả năng hấp thụ rất nhanh, vì vậy nếu không vận động để tiêu hao thì sẽ tạo thành mỡ thừa.
Thói quen: có nhiều người có thói quen đi rất nhanh, có người lại đi rất chậm. Có nhiều người rất hay tư duy, suy nghĩ về mọi thứ trong khi những người khác có lối suy nghĩ chậm hơn. Vì thế những người có thói quen hoạt động, suy nghĩ chậm chạp khiến năng lượng tiêu hao trong ngày của họ rất thấp. Vì thế dù họ có hít khí trời họ vẫn mập.
Thể chất: mỗi người có cấu trúc bộ não khác nhau. Theo nghiên cứu những người mập thường có lối suy nghĩ vui vẻ, lạc quan hơn phần còn lại. Những người hay lo lắng, trầm cảm thường có cơ thể ốm yếu. Do họ tốn quá nhiều năng lượng cho việc suy nghĩ, cảm giác, tưởng tượng và lo lắng. Những cảm xúc tiêu cực này khiến cơ thể tiết ít hormone hơn từ đó ảnh hưởng nghiêm trọng đến cơn thèm ăn của họ.
Ăn sai cách: cùng một lượng thức ăn nhưng mỗi loại thực phẩm có giá trị calo, đường khác nhau. Những người có thói quen ăn nhiều đường bột như cơm, khoai, bánh kẹo sẽ có cơ thể phì nhiêu hơn. Những người có thói quen ăn nhiều rau xanh và trái cây sẽ có cơ thể thon gon. Vì rau xanh là nhóm thực phẩm chứa ít năng lượng hơn các nhóm còn lại. Vì vậy nếu muốn giảm cân hãy xem lại thực đơn hàng ngày của bạn.
Thích các hoạt động thể chất: có những đứa trẻ khi sinh ra đã rất hiếu động, chúng thích tìm tòi mọi thứ tò mò khiến chân tay hoạt động liên tục. Nhóm trẻ này thường có dáng người mảnh và cao. Nếu bạn không thích các hoạt động thể chất thì dù có người nói về các tác hại của nó. Cũng rất khó để kéo bạn ra khỏi giường, khi cơ thể càng phì nhiêu người ta càng vận động khó khăn. Điều đó khiến họ càng khó có thể cải thiện được cân nặng của mình dù rằng họ đã cố ăn rất ít.
Gen di truyền: nếu cha hoặc mẹ bạn là người béo phì, tỷ lệ bạn cũng bị mắc bệnh này rất cao có thể lên tới 40%. Cha mẹ thường để lại cho con cái cấu trúc cơ thể và các thói quen sinh hoạt hàng ngày khá giống nhau. Điều này giải thích tại sao tỷ lệ di truyền béo phì lại cao như vậy.
Tại sao ăn kiêng rồi mà vẫn tăng cân?
Chọn sai thực phẩm: có nhiều người biết là ăn kiêng thường là phải kiêng tinh bột. Vì thế họ thay thế bằng các loại trái cây. Tuy nhiên những loại trái cây có vị ngọt như xoài, đu đủ, chuối… cũng chứa nhiều năng lượng và làm tăng đường trong máu. Chưa hết việc ăn kiêng sai cách sẽ khiến cơ thể suy nhược do thiếu chất khiến bạn duy trì chế độ giảm cân không được lâu.
Kết hợp: tất cả các chế độ giảm cân sẽ có hiệu quả rất thấp nếu bạn không kết hợp với chế độ thể dục thể thao phù hợp. Những người mập thường có cơ địa hấp thụ năng lượng rất tốt khiến họ dù ăn ít nhưng vẫn mập và các chế độ giảm cân áp dụng với họ rất kém hiệu quả. Khi bạn có cân nặng lớn việc vận động là tương đối khó khăn nhưng hãy kiên trì chỉ sau 02 tuần cơ thể bạn sẽ làm quen với nó.
Không có kế hoạch: nếu bạn không biết bắt đầu giảm cân từ đâu thì có thể áp dụng các chế độ nổi tiếng như ketogenic, general motor diet… Bạn nên thử nhiều cách để biết chế độ nào phù hợp với cơ thể mình. Bạn nên tìm cho mình một người bạn đồng hành hoặc các hội nhóm trên facebook để cùng nhau hành động. Điều này sẽ giúp bạn có động lực và kiên trì hơn.