Người mỡ máu có nên uống sữa không? Hãy cùng giải đáp vấn đề này và đi tìm chế độ ăn lành mạnh dành cho người bị mỡ máu tại bài viết dưới đây nhé!
Bệnh máu nhiễm mỡ (mỡ máu cao) đang đe dọa sức khỏe của rất nhiều người hiện nay. Xã hội ngày càng phát triển, nhịp sống ngày càng nhanh khiến căn bệnh này đang có xu hướng trẻ hóa và tăng nhanh.
Chế độ dinh dưỡng cho người bị mỡ máu, trong đó có vấn đề người bị máu nhiễm mỡ có nên uống sữa không là điều nhiều người bệnh quan tâm. Cùng giải đáp vấn đề này và đi tìm chế độ ăn lành mạnh dành cho người bị mỡ máu tại bài viết dưới đây nhé!
Thế nào là máu nhiễm mỡ?
Máu nhiễm mỡ hay còn gọi là mỡ máu cao thực chất là tình trạng rối loạn chuyển hóa lipid máu. Mỡ máu ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, nó là nguyên nhân gây ra nhiều căn bệnh mãn tính.
Mỡ máu gồm 2 loại là cholesterol và triglycerit, trong đó cholesterol cần cho sự hoạt động của tế bào. Cholesterol bao gồm cholesterol tốt (HDL) và cholesterol xấu (LDL).
Loại cholestrol xấu thường làm xơ vữa thành động mạch, hạn chế lưu thông máu, nguy hiểm hơn có thể gây tắc mạch máu…Trong khi đó, triglycerit là một axit béo được hấp thụ qua gan chuyển thành cholesterol, nếu quá nhiều axit béo này sẽ làm gan nhiễm mỡ vì không đào thải hết và bị tích lại tại gan.
Cholesterol là một chất béo trong máu và cần thiết cho việc sản xuất hormone cũng như duy trì chức năng của màng tế bào. Cholesterol tốt được tạo ra từ chế độ ăn uống lành mạnh, nhưng khi lượng cholesterol tăng cao, bạn có nguy cơ mắc bệnh.
Có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh máu nhiễm mỡ nhưng chủ yếu là đến từ thói quen ăn uống thiếu khoa học, ít vận động. Bên cạnh đó máu nhiễm mỡ còn do biến chứng của các bệnh như: đái tháo đường, tăng urê máu, hội chứng thận hư, suy tuyến giáp, bệnh gan, nghiện rượu, uống thuốc tránh thai, một số thuốc tim mạch như thuốc ức chế bêta giao cảm, nhóm thuốc lợi tiểu thiazid…
Máu nhiễm mỡ có nên uống sữa không?
Các bác sỹ và chuyên gia sức khỏe cho rằng, bệnh nhân bị máu nhiễm mỡ vẫn có thể uống sữa bởi đây là thực phẩm giàu dinh dưỡng, rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, bạn cần điều chỉnh số lượng sao cho hợp lý, không nên nạp vào cơ thể quá nhiều sữa và đặc biệt nên lựa chọn sữa không đường, sữa đã tách kem.
Cách lựa chọn sữa dành cho người bị máu nhiễm mỡ
Khi mắc chứng mỡ máu cao, bạn nên dùng những loại sữa có hàm lượng chất béo thấp, sữa không đường hoặc sữa đã tách kem (còn gọi là sữa gầy) – loại sữa có hàm lượng chất béo không quá 1% là lựa chọn phù hợp cho bệnh nhân bị máu nhiễm mỡ.
Ngay cả sữa chua hay pho mát người bệnh cũng nên chọn loại làm từ sữa gầy hoặc sữa có hàm lượng chất béo chỉ 1-2%.
Chế độ ăn uống cho người bị máu nhiễm mỡ
Nên ăn nhiều loại rau xanh
Trong rau xanh có rất nhiều chất xơ giúp làm giảm được sự hấp thụ của đường ruột đối với cholesterol nên những người bị máu nhiễm mỡ nên thường xuyên nạp vào cơ thể.
Ngoài rau xanh, các sản phẩm được làm từ đậu, thịt nạc thăn, nấm hương, mộc nhĩ, hành tây…cũng được các chuyên gia khuyến khích nên ăn vì chúng chứa ít cholesteron.
Bên cạnh đó, những thức ăn có nhiều chất xơ bạn có thể tham khảo như: gạo lứt, các hạt họ đậu, đậu lăng, lúa mạch, rau, trái cây (cam, bưởi, táo, lê, ổi, mận…).
Hạn chế ăn thịt đỏ
Thịt đỏ là một trong những thực phẩm người bị mỡ máu nên kiêng kị hàng đầu, bởi trong thịt đỏ có chứa nhiều cholesterol, nếu người bệnh sử dụng các loại thịt đỏ thường xuyên với số lượng lớn sẽ làm cho chỉ số mỡ trong máu sẽ càng ngày càng gia tăng. Thay bằng việc sử dụng thịt đỏ người bệnh nên sử dụng các loại thịt trắng như: thịt gia cầm ( gà, vịt…), thịt cá…
Ăn nhiều cá
Ăn nhiều cá có tác dụng tăng cường axit béo hệ Omega-3, có tác dụng bảo vệ tim mạch. Cá hồi, cá ngừ, cá mòi, cá trích và cá thu có nhiều axit béo loại này.
Ăn nhạt
Giảm muối trong khẩu phần ăn sẽ góp phần giảm nguy cơ tăng huyết áp và các bệnh tim mạch.
Hạn chế ăn thực phẩm có đường
Đường là nguyên nhân gây tăng cân, béo phì, đặc biệt là những loại đường đơn như sucrose, fructose, mật ong, đường tinh luyện. Vì thế trong chế độ ăn uống, người mỡ máu cao nên giảm lượng đường và các sản phẩm chứa nhiều đường như bánh ngọt, kẹo, kem…
Kiêng ăn tối quá muộn
Vào buổi tối lượng năng lượng mà cơ thể tiêu thụ là rất ít nên nếu người bệnh ăn tối quá muộn sẽ làm lượng cholesterol bị ứ đọng lại từ đó rất dễ dẫn đến tình trạng xơ vữa động mạch.
Chính vì vậy, người bị mỡ máu cao cần lên cho mình một lịch trình ăn uống cụ thể nếu muốn điều trị căn bệnh này. Các chuyên gia sức khỏe khuyên rằng, bạn chỉ nên ăn tối trước 7 giờ tối.
Hạn chế ăn bơ, dầu mỡ
Bạn cần tránh các thức ăn như bơ thực vật dạng thỏi và bánh, thực phẩm nhiều dầu như khoai tây rán, mì ăn liền và các thức ăn nhanh. Bởi trong những thức ăn này có axit béo dạng trans, có thể làm tăng lượng cholesterol máu.
Cấp dưới 30% calo/ngày
Chế độ ăn chỉ nên cung cấp dưới 30% calo từ chất béo mỗi ngày. Tránh ăn mỡ động vật (mỡ lợn, bơ, mỡ bò…) và kem sữa bò bởi những thực phẩm này chứa nhiều chất béo no, những chất rất dễ làm tắc động mạch. Nên chọn loại sữa có hàm lượng chất béo chỉ 1-2%.
Không sử dụng các chất kích thích
Các chất kích thích như rượu bia, cà phê có chứa các chất có khả năng làm tăng lượng cholesterol xấu, gây ảnh hưởng đến khả năng chuyển hóa và điều tiết cholesterol. Chính vì vậy, người bị mỡ nhiễm máu nên tránh xa các chất này.
Không ăn nội tạng động vật
Nội tạng động vật, đặc biệt là gan chứa hàm lượng Cholesterol rất cao. Gan của hầu hết các động vật đều chứa 564 mg cholesterol trong mỗi 100g, tương đương 188% lượng cholesterol khuyến cáo hàng ngày.
Chính vì thế, bạn nên hạn chế tiêu thụ nội tạng động vật quá 300 mg cholesterol mỗi ngày.
Ngoài chế độ ăn uống phù hợp, người bệnh cần tăng cường vận động để giảm cân nếu béo phì, không nên hút thuốc lá, uống nhiều rượu, bia, nước ngọt sẽ làm tăng lượng triglycerid trong máu dễ bị mắc bệnh máu nhiễm mỡ.