Bạn sắp tới ngày sinh và đang có dự định đẻ dịch vụ ở bệnh viện phụ sản Hà Nội? Bạn chưa có kinh nghiệm làm thế nào để có một lần vượt cạn an toàn sức khỏe, thuận lợi và chi phí hợp lý tại đây?
Bài viết được viết dưới dạng chia sẻ, đúc kết kinh nghiệm từ những chị em đã từng đi sinh em bé tại đây. Vì thế, thông tin có thể thay đổi theo từng tháng do bệnh viện quy định và bài viết chỉ có tính chất tham khảo. Trong bài viết này sẽ đề cập tất cả các vấn đề liên quan tới đi đẻ dịch vụ ở phụ sản Hà Nội.
Thủ tục nhập viện phụ sản Hà Nội
Nhiều chị em thưởng thắc mắc rằng đẻ dịch vụ ở bệnh viện phụ sản Hà Nội có tốt không? Theo kinh nghiệm được chia sẻ, để theo dịch vụ nào tại bệnh viện này cũng khá ổn từ quá trình nhập viện, làm thủ tục, sinh em bé và sau sinh.
Tại viện phụ sản Hà Nội, bệnh viện chỉ tiếp nhận hồ sơ từ tuần 36 trở lên. Chị em có thể khám thai nơi khác nhưng cũng có thể mang kết quả khám thai cuối cùng đến bệnh viện. Trong thời gian tới xét nghiệm tại viện, chị em cần mang sổ khám bệnh và giấy tờ xét nghiệm đi đăng ký ở khu nhà D3, phòng 340. Chị em được đăng ký từ thứ hai đến thứ 6 trong giờ hành chính.
Khi đăng ký, chị em có thể tự chọn bác sỹ đỡ đẻ cho mình. Nếu khi đi xét nghiệm nếu chưa muốn đăng ký luôn chị em có thể trở tới khi trở dạ rồi đăng ký cũng được. Nên nhớ, cần chỉ định kíp trực đỡ luôn, tránh trường hợp khi nhờ bác sỹ chưa đến kịp thì sẽ khá khó xoay xở.
Chị em có thể nhắc ông xã mang theo giấy tờ tùy thân, thẻ bảo hiểm và làm thủ tục nhập viện cho. Lúc đó, chị em sẽ được các bác sỹ sản khoa thụt rửa và thăm khám. Khi hoàn tất cả thủ tục nhập viện, tùy tình trạng, chị em sẽ được chuyển sang phòng chờ đẻ hoặc phòng đẻ.
Đẻ thường và đẻ dịch vụ ở bệnh viện phụ sản Hà Nội
Chắc chắn khi đi sinh, chị em sẽ chọn đẻ mổ hoặc đẻ thường. Vậy, đẻ theo hai phương pháp này có gì khác nhau, cẩm nang đẻ dịch vụ ở bệnh viện phụ sản Hà Nội sẽ tổng hợp đủ cho các chị em.
Đối với đẻ mổ
Tùy tình trạng, chị em sẽ được bác sỹ chỉ định đẻ mổ hay đẻ thường. Trong thường hợp đẻ mổ tại bệnh viện phụ sản Hà Nội, chị em cần chú ý:
Báo cho người nhà để làm thủ tục chuyển mổ. Khi chị em được chuyển vào phòng mổ, bác sỹ sẽ yêu cầu đọc tên cho bé để điền vào giấy chứng sinh. Tại đây, bác sỹ sẽ thực hiện gây tê màng cứng. Khoảng từ 3 đến 5 phút sau, bác sỹ sẽ tiến hành mổ lấy em bé ra.
Tiếp theo, bác sỹ sẽ bế em bé cho mẹ và gia đình nhìn mặt. Bé được chuyển sang phòng chăm sóc riêng, còn phụ sản sẽ được chuyển lên phòng hậu phẫu. Đối với ai đẻ mổ thì phải nằm trong vòng 6 tiếng.
Đối với đẻ thường
Đối với những chị em đẻ thường sẽ lâu hơn đẻ mổ. Chị em sẽ được hướng dẫn các thao tác để em bé đi ra nhanh nhất. Nếu chị em nào khó đẻ, bác sỹ sẽ rạch tầng sinh môn để thuận lợi cho quá trình sinh bé. Khi sinh xong, em bé sẽ được mang đi vệ sinh sạch sẽ, còn mẹ sẽ nằm đó để bác sỹ khâu lại.
Dù sinh dịch vụ bằng cách nào thì khi đi làm thủ tục nhập viện ở quầy thu ngân các mẹ đều phải đóng tiền tạm ứng cho toàn bộ quá trình sinh nở và nghỉ ngơi của mẹ và em bé là 20 triệu đồng. Số tiền dư sẽ được trả lại khi ra viện
- Trong đó, tiền đẻ thường- bác sỹ tự chọn là 10 triệu
- Đẻ mổ, tự chọn bác sĩ là 11 triệu
Số tiền còn lại để tạm ứng tiền phòng, thuốc, tắm bé, vệ sinh cho mẹ… Tùy phòng mà có chi phí như sau:
- Phòng 2 giường (vệ sinh khép kín): 500.000 đồng.
- Phòng 3-6 giường (vệ sinh chung): 400.000 đồng.
- Phòng 5 giường (vệ sinh chung) A3: 300.000 đồng.
Chị em nào có bảo hiểm y tế thì được giảm 80% phí nằm viện – khoảng 200.000 đồng, vì đẻ dịch vụ nên bảo hiểm sẽ không chi trả các khoản khác.
Lưu ý khi đẻ dịch vụ tại bệnh viện phụ sản Hà Nội
- Các mẹ chuẩn bị sẵn 1 triệu gồm tiền mệnh giá 50k, 20k để đưa cho hộ lý, hoặc y tá tắm cho bé.
- Chuẩn bị 2 tên cho em bé để khai vào giấy chứng sinh trước khi đẻ, tránh bị nhầm lẫn với em bé nhà khác.
- Khi vào viện, cần chuẩn bị sổ khám và hồ sơ sinh. Khi bác sỹ báo vào phòng chờ hoặc vào phòng đẻ thì đưa cho bác sỹ khoảng 100 đến 200k tùy tâm.
- Đối với đẻ dịch vụ thường sẽ phải đóng 7 triệu, trong đó 3 triệu để đẻ dịch vụ và 4 triệu để chọn bác sỹ. Nếu không chọn bác sỹ thì không phải nộp 4 triệu. Còn đẻ mổ dịch vụ sẽ phải đóng 8 triệu, trong đó 4 triệu dịch vụ và 4 triệu chọn bác sỹ.
- Nên theo khám của một bác sĩ làm tại Phụ sản Hà Nội và nhờ người đó làm hồ sơ sinh giúp, không mất thời gian chờ đợi khi bụng đã quá to.
- Không nên đưa phong bì cho kíp đỡ đẻ và bác sĩ bởi bạn sử dụng dịch vụ và chi rất nhiều tiền cho ca đẻ của mình.
- Nên ăn cơm nhà mang đến bởi cơm ở căng tin bệnh viện đắt, phục vụ chậm và không ngon.
- Người nhà khi vào cùng sản phụ nên mang theo một chai nước. Quá trình sinh nở lâu và kêu la nhiều sẽ khiến cơ thể mất nước nhanh.
- Không nên mang theo quá nhiều tã lót và chăn cho con bởi đa số sử dụng đồ của bệnh viện.
- Nếu đẻ thường, bạn sẽ nằm lại viện khoảng từ 1 đến 2 ngày nên không cần mang quá nhiều đồ.
Trên đây là một số chia sẻ về đẻ dịch vụ tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội. Hy vọng đó sẽ là những thông tin hữu ích đối với các bà mẹ sắp sử dụng dịch vụ tại đây.