Bà bầu bị ho có gây ảnh hưởng đến thai nhi hay không? Nguyên nhân bà bầu thường dễ bị ho

951
Rate this post
Khi mang thai, cơ thể người mẹ rất nhạy cảm, đặc biệt là rất dễ bị ho. Liệu bà bầu bị ho có ảnh hưởng đến thai nhi không, hãy tìm hiểu tại bài viết dưới đây nhé!

Ho là vấn đề không ít bà bầu gặp phải. Những cơn ho khi mang thai ít nhiều đều khiến mẹ bầu thấy mệt mỏi và mất sức. Vậy liệu bà bầu bị ho có ảnh hưởng đến thai nhi như nhiều người lo sợ? Hãy cùng tìm hiểu tại bài viết dưới đây nhé!

Tại sao phụ nữ có thai thường dễ bị ho?

Dưới đây là một số nguyên nhân dẫn đến phụ nữ có thai dễ bị ho:

  • Nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến phụ nữ có thai thường dễ bị ho đó là rrong thời kỳ mang thai, cơ thể người phụ nữ trở nên mong manh hơn bao giờ hết, sức đề kháng bị suy giảm, dễ “nhạy cảm” với các loại vi-rút, vi khuẩn gây bệnh.
  • Khi mang bầu, cơ thể người mẹ cũng dễ nhạy cảm với tình trạng thay đổi thời tiết : thời điểm giao mùa đặc biệt là mùa thu đông, đông xuân, thay đổi nhiệt độ đột ngột, gió lạnh cũng là nguyên nhân dẫn đến các bệnh gây ra triệu chứng ho.
  • Khi mang thai, tử cung sẽ tạo áp lực lên ổ bụng, gây trào ngược dạ dày, đây cũng là một nguyên nhân gây ho phổ biển ở bà bầu.
Phụ nữ có thai thường dễ bị ho
Phụ nữ có thai thường dễ bị ho

Ho nhiều khi mang thai có ảnh hưởng đến thai nhi?

Ho là triệu chứng của rất nhiều căn bệnh với nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Tuy nhiên, mỗi lần ho, dù nặng hay nhẹ, cả cơ thể của mẹ sẽ đều rung chuyển và thai nhi cũng chuyển động theo. Những cơn ho mạnh, kéo dài đôi khi khiến mẹ bầu có cảm giác bị căng cứng bụng. Các chuyên gia khuyên rằng, khi bị ho mà chị em không thể kiềm chế được, cách tốt nhất là dùng tay đỡ bụng dưới, bạn sẽ thấy thoải mái hơn vì có cảm giác bé yêu được bảo vệ.

Mặc dù vậy, mẹ bầu cũng không nên chủ quan khi những cơn ho không có dấu hiệu thuyên giảm. Khi ho nhiều sẽ tác động tới tử cung, gây ra các cơn co thắt, khiến mẹ bầu có khả năng bị dọa sảy, sảy thai, sinh non,…Nếu ho nhiều trong 3 tháng đầu mang thai có thể gây nguy hiểm cho thai nhi vì lúc nào bé chưa phát triển ổn định.

Việc ho nhiều cũng khiến mẹ bầu thấy mệt mỏi, ngủ không ngon giấc. Vào cuối thai kỳ, khi bé yêu đã khá lớn, khi mẹ ho có thể sẽ xuất hiện tình trạng són tiểu không kiểm soát, rất khó chịu. Do vậy, chị em mang bầu khi bị ho, tùy vào mức độ, nguyên nhân bị ho cần điều trị, tránh để kéo dài gây biến chứng nặng ảnh hưởng nghiêm trọng đến thai nhi cũng như sức khỏe của người mẹ.

Ho nhiều khi mang thai có thể gây ảnh hưởng đến thai nhi
Ho nhiều khi mang thai có thể gây ảnh hưởng đến thai nhi

Các nguyên nhân trực tiếp dẫn đến bà bầu bị ho

  • Viêm nhiễm đường hô hấp do vi khuẩn (viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi ): thường sẽ có sốt, ho có đờm đục. Với nguyên nhân này cần điều trị bằng kháng sinh.
  • Viêm long đường hô hấp trên do nhiễm siêu vi (vi rút): bà bầu sẽ ho kèm với sổ mũi, đau đầu, có thể sốt hoặc không. Để điều trị nguyên nhân này, chủ yếu tăng sức đề kháng cho bà bầu.
  • Ho do dị ứng, do kích thích tại vùng hầu họng. Bà bầu trong trường hợp này cần tránh những yếu tố kích thích như mùi lạ, khói bụi, lông thú cưng….
Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến bà bầu bị ho
Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến bà bầu bị ho

Những lưu ý khi bị ho trong thời gian mang bầu

  • Khi bị ho, việc đầu tiên mẹ bầu cần nhớ là không được tự ý sử dụng các loại thuốc, kể cả thuốc tây hay thuốc nam khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Còn nếu đã được chỉ định sử dụng thuốc ho dành cho phụ nữ mang thai, chị em cần tuân thủ uống thuốc đúng liều, khám lại định kỳ theo hướng dẫn của bác sĩ để quá trình điều trị đạt hiệu quả.
  • Tiếp đến, nếu ho không kèm theo dấu hiệu sốt, đau tức ngực, có đờm, khó thở thì không nhất thiết phải uống thuốc. Mẹ bầu có thể sử dụng một số phương pháp dân gian chữa ho cho bà bầu an toàn như uống nước mật ong chanh đào, trà gừng mật ong, uống nước củ cải trắng…
  • Mẹ bầu bị ho thường rất mệt mỏi bởi vậy cần được nghỉ ngơi nhiều, tránh tiếp xúc, đến nơi đông người và luôn sử dụng khẩu trang y tế mỗi khi ra ngoài.
  • Súc miệng nước muối sinh lý hàng ngày, kết hợp vệ sinh tai, mũi để tránh biến chứng chéo.
  • Bổ sung các loại thực phẩm bổ dưỡng, giàu vitamin C để tăng đề kháng cho cơ thể. Chị em có thể chuyển sang ăn các món ăn dạng nước như cháo, súp, hầm… vừa dễ nuốt lại tốt cho hệ tiêu hóa.
  • Bà bầu bị ho dai dẳng trên 3 tuần không khỏi, có dấu hiệu sốt, có đờm đặc xanh vàng, ho ra máu cần đi khám ngay vì đây có thể là dấu hiệu của bệnh viêm phổi, viêm phế quản, lao… nên không thể coi thường.
  • Khi tình trạng ho kéo dài kèm theo sốt, có đờm… nên nhanh chóng đến bệnh viện để được thăm khám và hướng dẫn điều trị cụ thể.

Tóm lại, nếu bà bầu bị ho nên nhanh chóng tìm đến bác sỹ để được chuẩn đoán và chữa trị kịp thời.

Hy vọng những chia sẻ trên đây đã giúp các chị em đang mang thai hiểu hơn về ảnh hưởng của ho đến thai nhi và biết được cách xử lý tốt nhất khi bà bầu bị ho để bé yêu phát triển khỏe mạnh và chào đời an toàn.