Khám phá 14 tác dụng tuyệt vời của dầu gấc khiến bạn bất ngờ

776
5/5 - (1 vote)

Dưới đây là các tác dụng của dầu gấc trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, làm đẹp và ẩm thực vô cùng tuyệt vời, bạn hãy ghi nhớ và ứng dụng ngay vào cuộc sống hằng ngày nhé!

Gấc là một loại trái cây đặc biệt chỉ có tại Đông Nam Á do khí hậu đặc thù, và Việt Nam là một trong số những quốc gia trồng nhiều gấc nhất.

Không chỉ cực kỳ tốt cho sức khỏe, dầu gấc còn là liệu pháp chăm sóc da, làm trắng, trị mụn, trị nám được nhiều chị em yêu thích.

Cùng khám phá tác dụng của dầu gấc và cách sử dụng loại dầu này hiệu quả nhất tại bài viết dưới đây nhé!

Tác dụng của dầu gấc

Dầu gấc có nhiều tác dụng đặc biệt, dưới đây là danh sách các tác dụng phổ biến nhất:

Làm đẹp da

Chống lão hóa da

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trong gấc có chứa rất nhiều chất beta-caroten, zeaxanthin, lycopen và beta-cryptoxanthin. Đặc biệt ở trong màng đỏ của quả gấc lượng lycopen nhiều hơn gấp 10 lần so với các loại rau quả khác. Và đây là các chất chống oxy hóa, chống lão hóa rất mạnh mẽ mà cơ thể của chúng ta không tự tổng hợp được.

Chính vì thế, dầu gấc sẽ giúp làm đẹp da, ngăn ngừa hình thành các dấu hiệu lão hóa da như: tàn nhang, vết nám…

Loại bỏ nám, tàn nhang

Lượng lycopen cao hơn gấp nhiều lần so với các loại thực phẩm khác có trong gấc chính là thần dược giúp giảm sắc tố đen, vì vậy mà nó chăm sóc da giúp mờ vết nám và tàn nhang. Bạn có thể ăn màng hạt gấc để trị nám hoặc sử dụng gấc, tinh dầu gấc để đắp mặt nạ trị nám da đều hiệu quả.

Làm trắng da

Vitamin A và khoáng chất tạo thành từ dầu gấc có tác dụng hiệu quả trong việc thay đổi sắc tố làn da, giúp làn da tươi sáng và mịn màng hơn.

Làm đẹp da
Làm đẹp da

Tác dụng của dầu gấc đối với sức khỏe

Giảm Cholesterol

Cholesterol máu cao chính là nguyên nhân dẫn đến nhiều căn bệnh như: các bệnh liên quan đến động mạch, tim mạch, tắc nghẽn mạch máu…

Sử dụng dầu gấc sẽ giúp làm giảm lượng Cholesterol, làm bền thành mạch, chống xơ vữa động mạch, giúp phòng chống tai biến rất hiệu quả.

Tốt cho đường tiêu hóa

Các chuyên gia dinh dưỡng đã khuyên rằng, ăn những món ăn có gấc sẽ giúp nhuận tràng chống táo bón tốt cho hệ tiêu hóa.

Tốt cho đường tiêu hóa
Tốt cho đường tiêu hóa

Ngăn ngừa ung thư

Curcumin trong thành phần dầu gấc có khả năng loại bỏ các gốc tự do gây ung thư có trong thức ăn, nước uống hàng ngày.

Tăng cường hệ thống miễn dịch

Beta-carotene có trong dầu gấc khi đi vào trong cơ thể chuyển hóa thành vitamin A tăng cường sức khỏe của bạch huyết đặc biệt là các tế bào lympho,  tăng cường sức khỏe và hệ miễn dịch.

Màng của quả gấc cũng có tác dụng chống ô xy hóa mạnh, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

Tăng cường sức khỏe đôi mắt

Cùng với cà chua, cà rốt, dầu gấc là nguyên liệu tự nhiên có tác dụng tăng cường sức khỏe đôi mắt một cách toàn diện. Có được tác dụng đó là bởi, Zeaxanthin có trong dầu gấc giúp giảm ảnh hưởng của các tia cực tím từ ánh sáng mặt trời và làm giảm sự oxy hóa mô mắt.

Nâng cao khả năng sinh sản

Beta-carotene có trong dầu gấc có chức năng hỗ trợ cơ thể nam giới sản xuất tinh trùng, từ đó nâng cao khả năng sinh sản.

Quá trình chuyển hóa Beta-carotene thành vitamin A cũng có tác dụng đối với việc tăng cường sức khỏe các phôi – có lợi cho việc thụ thai và nuôi dưỡng bào thai trên phụ nữ.

Nâng cao khả năng sinh sản là một trong số những tác dụng của dầu gấc cực kỳ quý giá. Các nhà khoa học vẫn đang nghiên cứu vấn đề này để áp dụng trong điều trị các bệnh liên quan đến vô sinh.

Nâng cao khả năng sinh sản
Nâng cao khả năng sinh sản

Ngăn ngừa và điều trị các bênh liên quan đến tuyến tiền liệt

Lycopene là thành phần có tỷ lệ cao trong dầu gấc có tác dụng làm giảm BPH – còn gọi là tăng sinh tuyến tiền liệt lành tính – một vấn đề ảnh hưởng tới đường tiết niệu.

Cũng có nhiều bằng chứng cho thấy, Lycopene có thể điều trị và ngăn ngừa ung thư tuyến tiền liệt.

Chống thiếu máu

Quả gấc khi chín, thịt gấc hay dầu gấc đều có màu đỏ nhưu máu và nó cũng thực sự là một liều thuốc bổ máu tuyệt vời của thiên nhiên.

Sắt, Vitamin C và axit folic là những thành phần dồi dào có trong dầu gấc cực kỳ có lợi cho việc chống thiếu máu ở những người mắc các bệnh liên quan đến vấn đề này.

Điều trị bệnh trầm cảm

Selen, khoáng chất và vitamin có trong dầu gấc ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thần kinh và tâm thần của người sử dụng theo hướng có lợi. Hệ thần kinh khỏe mạnh là nền tảng hàng đầu trong điều trị các bệnh liên quan đến chứng trầm cảm.

Điều trị thiếu hụt vitamin A

Hàm lượng beta-carotene cao bất thường khiến dầu gấc là một phương thuốc đặc hiệu điều trị các bệnh liên quan đến thiếu hụt vitamin A.

Beta-carotene khi đưa vào cơ thể được chuyển hóa một cách tự nhiên và nhanh chóng thành vitamin A.

Vitamin A không đủ là nguyên nhân chủ yếu của nhiều căn bệnh như thị lực ban đêm kém, mù lòa, nhiễm trùng, tử vong ở phụ nữ mang thai, tăng trưởng phôi thai kém hay khả năng tiết sữa suy giảm. Điều đó khiến dầu gấc hay quả gấc là món ngon đặc biệt tốt cho phụ nữ mang thai hay đang nuôi con bú.

Dầu gấc nấu ăn

Trong nấu ăn, dầu gấc không chỉ tạo màu giúp món ăn trở nên hấp dẫn mà còn làm tăng thêm mùi vị thơm ngon, ngầy ngậy.

Một số món ăn sử dụng dầu gấc phổ biến đó là: xôi gấc, cháo tôm nấu với dầu gấc, mắm tép chưng thịt, thịt kho củ cải…

Dầu gấc nấu ăn
Dầu gấc nấu ăn

Cách sử dụng dầu gấc

Làm hồng môi với dầu gấc

Cách sử dụng rất đơn giản, bạn chỉ cần lấy 1 lượng dầu gấc vừa đủ ra tay rồi thoa đều lên môi, dùng đầu ngón tay miết qua miết lại cho tinh dầu thấm sâu vào các tế bào, loại bỏ các hắc tố làm thâm môi.

Trị mụn với tinh dầu gấc

Bạn có thể trị mụn với tinh dầu gấc như sau:

  • Rửa sạch mặt rồi bôi 1 lớp mỏng dầu gấc lên, massage kĩ vùng da có mụn một cách nhẹ nhàng tránh làm vỡ mụn.
  • Sau 15 phút, bạn hãy rửa thật sạch với nước.

Nên áp dụng cách này hàng ngày, vào các buổi tối để đạt hiệu quả tốt nhất.

Trị nám, tàn nhang với tinh dầu gấc

  • Rửa sạch mặt bằng sữa rửa mặt và nước ấm để lỗ chân lông giãn nở.
  • Thoa tinh dầu gấc đều lên mặt, dùng tay massage nhẹ nhàng chừng 3-5 phút, đặc biệt phần bị nám da, để tinh dầu thấm sâu.
  • Sau 15 phút, bạn hãy rửa thật sạch với nước.
Trị nám, tàn nhang với tinh dầu gấc
Trị nám, tàn nhang với tinh dầu gấc

Cách làm dầu gấc tại nhà

Nguyên liệu

  • Gấc chín: 1 trái khoảng 1kg.
  • Dầu dừa hoặc dầu đậu nành: 300ml.
  • Nồi to có phần đáy dày: 1 cái.
  • Rây lọc: 1 cái hoặc dùng khăn xô để lọc.

Các bước thực hiện

Bước 1: Sơ chế gấc

Gấc chín bạn dùng dao bổ đôi rồi lấy hết toàn bộ phần hạt gấc bên trong, cho vào tô để riêng. Tiếp đó, bạn nạo phần mỡ vàng của gấc để riêng rồi tận dụng để làm việc khác, phần mỡ vàng này chứa rất nhiều chất dinh dưỡng, đặc biệt là DHA.

Bước 2: Làm khô hạt gấc

Có 3 cách để làm khô hạt gấc:

  • Cách 1: Nếu trời nắng ráo, bạn có thể đổ hạt gấc lên mâm hoặc khay lớn, dàn đều rồi đem ra phơi khoảng 3 – 4 tiếng cho đến khi hạt gấc se lại. Khi sờ tay vào gấc, thấy hạt gấc không bị dính vào tay là đã đạt yêu cầu.
  • Cách 2: Bạn dùng máy sấy, sấy với nhiệt độ khoảng 70 độ C để hạt gấc se lại.
  • Cách 3: Nếu không có máy sấy hoặc thời tiết không thuận lợi, bạn đổ hạt gấc ra khay, cho vào tủ lạnh khoảng 4 tiếng thì phần thịt gấc cũng sẽ cứng lại. Khi nào bóc lớp màng đỏ (thịt gấc) ra khỏi hạt gấc mà thấy bóc dễ dàng là có thể lấy ra để làm bước tiếp theo.

Bước 3: Tách các màng đỏ ra khỏi hạt gấc

Sau khi hạt gấc đã se lại, bạn dùng tay hoặc con dao nhỏ, bóc hết lớp màng đỏ xung quanh hạt gấc. Khi hạt gấc đã khô thì việc tách này rất dễ dàng, không bị dính tay như khi làm gấc tươi.

Hạt gấc bỏ đi, màng gấc đem xay nhuyễn hoặc cắt nhỏ ra để chuẩn bị nấu dầu.

Cách làm dầu gấc tại nhà
Cách làm dầu gấc tại nhà

Bước 4: Nấu dầu gấc

Sau khi xay nhuyễn hoặc cắt nhỏ màng gấc, bạn cho hết vào nồi có đế dày rồi đổ dầu dừa vào (hoặc các loại dầu đã lưu ý ở trên). Bắc hỗn hợp lên bếp đun nóng với nhiệt độ khoảng 70 độ C, vừa đun vừa dùng đũa đảo đều.

Lưu ý, bạn không nên đun sôi dầu gấc, chỉ cần đun ở khoảng 70 độ C là được, nếu đun sôi sùng sục sẽ làm các thành phần có trong dầu gấc bị biến đổi, sinh ra cháy khét và mất đi lượng lớn chất dinh dưỡng. Nếu không thể đo chính xác nhiệt độ, bạn có thể vừa đun vừa để nguội rồi lại đun tiếp, làm liên tục trong khoảng 35 – 45 phút.

Nấu dầu gấc như vậy cho đến khi quan sát thấy lớp màng đỏ teo lại và khô cứng, dầu gấc dần tiết ra và có màu đỏ trong thì tắt bếp.

Bạn nên nhớ, khi đun dầu gấc phải dùng đũa khuấy đều liên tục, làm như vậy để dầu được nóng đều và không bị cháy khét.

Lọc dầu gấc

Sau khi tắt bếp, bạn đợi khoảng 10 – 15 phút để dầu gấc nguội bớt thì tiến hành lọc dầu. Bạn có thể dùng rây lọc hoặc miếng khăn xô, lọc từng chút hỗn hợp trên để lấy phần dầu gấc trong suốt màu đỏ sẫm.

Để bảo quản dầu gấc, bạn hãy để dầu nguội rồi cho và chai có nắp đóng kín và cất trưc trong ngăn mát tủ lạnh nhé.

Trên đây là các tác dụng của dầu gấc trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, làm đẹp và ẩm thực vô cùng tuyệt vời, bạn hãy ghi nhớ và ứng dụng ngay vào cuộc sống hằng ngày nhé.