8 sai lầm tai hại trong quản lý tài chính gia đình khiến bạn nghèo khó

677
5/5 - (1 vote)

Quản lý tài chính là một kỹ năng quan trọng cần nắm vững nhưng thường bị mọi người bỏ qua. Vì thế, hãy tìm hiểu ngay những sai lầm trong quản lý tài chính gia đình sau đây để tránh tình trạng chi tiêu bất hợp lý.

Ở nhiều nước phát triển trên thế giới, việc quản lý tài chính gia đình luôn được đề cao và mang ý nghĩa cực kỳ quan trọng. Thế nhưng, tại Việt Nam khái niệm này vẫn còn khá mới mẻ và xa lạ, đại đa số mọi người đều chưa được trang bị kiến thức về quản lý tài chính.

Điều này dẫn đến tình trạng chi tiêu mất kiểm soát, dễ rơi vào khủng hoảng khi phải đối mặt với quá nhiều khoản vay nợ. Chính vì vậy, các cặp vợ chồng cần nắm vững kiến thức quản lý tài chính, kỹ năng lập ngân sách chi tiêu để không ảnh hưởng đến tương lai của các thành viên trong gia đình.

Vậy, đâu mới là vấn đề mà nhiều người mắc phải trong cách chi tiêu tiền bạc? Hãy cùng lắng nghe giám đốc tài chính của AZVAY, ông Lê Hồng Phong chia sẻ về những sai lầm trong quản lý tài chính gia đình để bạn sớm đưa ra phương án khắc phục!

Thói quen chi tiêu “vô tội vạ”

Theo ông, đây chính là thói quen mà rất nhiều người gặp phải, trong đó phụ nữ thường là nạn nhân của hiện tượng này. Việc không lập bảng kiểm soát dòng tiền, tiêu tiền vô tội vạ sẽ khiến bạn không biết tiền của mình đã được tiêu vào đâu.

Chẳng mấy chốc, số tiền trong tài khoản của bạn sẽ không cánh mà bay. Đặc biệt là tình trạng mua sắm với một tâm trạng không tốt, bạn sẽ dễ mua phải những món đồ không cần thiết.

Thói quen chi tiêu “vô tội vạ”
Thói quen chi tiêu “vô tội vạ”

Tuy việc kiểm soát tài chính gia đình không giúp bạn trở nên giàu có một cách nhanh chóng nhưng nó có thể giúp bạn chủ động hơn trong mọi việc. Một khi đã có bảng cân đối thu chi tài chính gia đình, bạn sẽ dễ dàng mua những thứ mà mình muốn nhờ vào khoản tiền mà mình đã tiết kiệm được.

Không có kế hoạch chi tiêu rõ ràng

Hầu hết chúng ta đều không lập kế hoạch chi tiêu cho gia đình mình, cứ có đồng nào thì xài đồng ấy. Việc không lập kế hoạch sẽ khiến bạn dễ bị mức chi vượt mức thu, đến khi cần dùng đến tiền thì mới phát hiện ra mình không hề có quỹ dự phòng.

Do đó, để đảm bảo kinh tế cho cả gia đình, bạn nên thiết lập ngay cho mình một kế hoạch tài chính để kiểm soát chi tiêu và biết số tiền mình cần dành dụm là bao nhiêu.

Không có kế hoạch chi tiêu rõ ràng
Không có kế hoạch chi tiêu rõ ràng

Quên kiểm soát chi tiêu thường nhật

Ghi chép lại các khoản chi tiêu trong sinh hoạt, mua sắm là việc làm vô cùng cần thiết, thế nhưng đây lại là một trong những sai lầm trong quản lý tài chính gia đình mà nhiều chị em thường bỏ qua. Một số khoản chi lặt vặt như mua trà sữa, pizza, vé xem phim, tiền gửi xe

Thoạt nhìn có vẻ không đáng kể, nhưng hãy thử cộng dồn lại vào cuối tháng, bạn sẽ thấy con số đó thực sự rất “khủng” đấy!

Quên kiểm soát chi tiêu thường nhật
Quên kiểm soát chi tiêu thường nhật

Vậy nên, đừng ngần ngại bỏ ra một chút thời gian trong ngày để ghi lại những khoản chi tiêu hàng ngày vào một cuốn sổ hoặc  ứng dụng quản lý tài chính trên điện thoại để theo dõi ngân sách gia đình.

Từ đó, bạn sẽ tự đánh giá được các khoản chi tiêu, đối chiếu với những tháng trước để đưa ra biện pháp hợp lý. Những khoản nào cần thiết thì chi, ngược lại với những khoản không cần thiết bạn có thể cắt giảm vào tháng sau.

Nghĩ thẻ tín dụng là dùng miễn phí

Trong vài năm trở lại đây, thẻ tín dụng được xem là vũ khí lợi hại trong kho tài chính của bạn. Với ưu điểm là nhỏ gọn, thuận tiện, thẻ tín dụng được nhiều người sử dụng để thanh toán những khoản chi tiêu trong cuộc sống hàng ngày.

Và khi sử dụng thẻ tín dụng, không ít người đã quên rằng mình đang chi tiêu bằng nguồn tiền đi vay. Có lẽ đây cũng là lý do khiến ngân sách của bạn bị thâm hụt một cách nhanh chóng cho những khoản chi không cần thiết.

Nghĩ thẻ tín dụng là dùng miễn phí
Nghĩ thẻ tín dụng là dùng miễn phí

Thế nên bạn hãy luôn nhớ rằng, thẻ tín dụng không phải là tiền của mình và nó không hề miễn phí như bạn nghĩ. Hãy học cách khống chế chi tiêu theo mức thu nhập của gia đình, tránh tình trạng sử dụng hết hạn mức trong thẻ. Tốt nhất, trước khi đi mua sắm món hàng nào đó, bạn nên tính toán kỹ lưỡng, chỉ mang một khoản tiền nhất định. Chỉ nên sử dụng thẻ tín dụng trong những trường hợp cần thiết để đảm bảo ngân sách cho gia đình mình.

Thay vật dụng mới dù đồ cũ vẫn dùng tốt

Nếu gia đình bạn dư giả về vấn đề tài chính thì đây sẽ không phải là vấn đề lớn. Nhưng nếu bạn đang áp dụng chính sách tiết kiệm hay có ngân sách eo hẹp thì nó quả là một sai lầm trong vấn đề quản lý tài chính gia đình. Việc hào phóng bỏ đi những món đồ cũ vẫn dùng tốt để mua những món đồ mới theo sở thích của mình sẽ khiến bạn rỗng túi nhanh chóng.

Thay vật dụng mới dù đồ cũ vẫn dùng tốt
Thay vật dụng mới dù đồ cũ vẫn dùng tốt

Cách tốt nhất dành cho bạn đó là liệt kê ra những món đồ cần mua một cách rõ ràng. Với những món đồ cũ vẫn còn dùng tốt thì bạn có thể mua chúng sau. Bởi, chắc chắn khoản tiền mà bạn đang cố gắng tiết kiệm sẽ được dùng vào những mục đích cấp thiết hơn.

Bị hấp dẫn bởi những chiêu trò khuyến mãi

Để kích cầu mua sắm, rất nhiều công ty đưa ra những chiêu trò bán hàng, kỹ xảo, khuyến mại hấp dẫn để thu hút người tiêu dùng. Và đúng như tâm lý thích mua hàng giảm giá của nhiều người, những chiêu hút khách như giảm giá 50-70% hay mua 1 tặng 1… thực sự rất hấp dẫn. Tuy nhiên, điều này vô tình khiến bạn dễ mua phải các món đồ không dùng tới vì ham giá rẻ.

Bị hấp dẫn bởi những chiêu trò khuyến mãi
Bị hấp dẫn bởi những chiêu trò khuyến mãi

Vậy nên, nếu bạn cảm thấy những món đồ đó không nằm trong danh sách cần mua cho gia đình thì hãy lặng lẽ bỏ qua những lời mời chào đó. Ngược lại, nếu nó thực sự cần thiết thì có thể cân nhắc để mua chúng với giá thấp hơn so với bình thường.

Đi mua hàng nhưng không bao giờ nhìn giá

Ngoài việc không lên kế hoạch chi tiêu thì mua sắm tùy hứng và không có thói quen nhìn giá cũng là sai lầm thường gặp phải trong quản lý tài chính gia đình. Rất nhiều người đi mua hàng ở những địa chỉ quen thuộc thường không nhìn giá mà lựa chọn ngay sản phẩm.

Thế nhưng trên thực tế, không ít cửa hàng lợi dụng lòng tin của khách hàng để bán giá cao hơn so với những địa điểm khác.

Đi mua hàng nhưng không bao giờ nhìn giá
Đi mua hàng nhưng không bao giờ nhìn giá

Do đó, với những món hàng bạn thường xuyên mua thì nên nắm rõ giá cả để không bị “lừa” bởi những bảng giá khuyến  mại. Thoạt nhìn tưởng mua được giá hời, nhưng rất có thể chúng đã được nâng giá rồi mang đi sale. Vì thế, việc nhìn giá các mặt hàng trước khi mua có thể giúp bạn tiết kiệm được một khoản kha khá đấy.

Không có quỹ dự phòng cho tình huống bất ngờ

Mặc dù những tình huống xấu là điều không ai muốn sẽ xảy ra với mình, nhưng cuộc sống không phẳng lặng như chúng ta nghĩ. Hãy tưởng tượng, mọi sự cố bất ngờ có thể xảy ra như ốm đau, thất nghiệp, chào đón thành viên mới… bạn sẽ xoay sở tiền bạc như thế nào nếu không có quỹ dự phòng?

Không có quỹ dự phòng cho tình huống bất ngờ
Không có quỹ dự phòng cho tình huống bất ngờ

Vì thế, nếu bạn không muốn lao đao bởi những tình huống không mong muốn thì hãy xây dựng ngay một quỹ dự phòng tài chính để con cái có một cuộc sống tốt hơn, kể cả không sử dụng vào trường hợp ngoài dự tính.

Hãy dành ra một số tiền tiết kiệm nhất định hàng tháng và đừng bao giờ trông chờ vào thẻ tín dụng. Bởi, nếu bạn không sớm tiết kiệm từ khi còn trẻ thì rất để cả gia đình bạn có một cuộc sống tốt.

Như vậy có thể thấy rằng, tránh mắc phải những sai lầm trong quản lý tài chính gia đình không chỉ giúp bạn biết cách chi tiêu và sử dụng nguồn tiền mình tạo ra một cách hợp lý mà còn mang đến nhiều ý nghĩa sâu sắc. Bạn sẽ có được kế hoạch chi tiêu hợp lý, xây dựng được quỹ tiết kiệm để sử dụng vào các trường hợp ngoài ý muốn.