Những tác dụng của nha đam đối với chăm sóc da, sức khỏe và những tác dụng có hại cần lưu ý

Rate this post

Để trả lời cho câu hỏi tác dụng của nha đam, chúng ta phải đi tìm hiểu kỹ càng về công dụng thật sự của nha đam, những thành phần bên trong và những điều nên tránh khi sử dụng nha đam, trong chăm sóc da mặt và sức khỏe. Nhất là cho những chị em mang thai và cho con bú

Các thành phần bên trong nha đam

Chất nhựa, gel trong suốt bên trong nha đam, theo phân tích thành phần nhựa lấy từ lá nha đam, các nhà khoa học đã tìm thấy những thành phần sau.

thanh-phan-ben-trong-nha-dam
Những thành phần bên trong nha đam

Axit amin, vitamin (B1, B2, B5, B6, B12, C, A, E, axit folic), khoáng tố vi lượng (Na, K, Ca, P, Cu, Fe, Zn, Cr, Mn, Mg)

Tổng hợp lại các nhà khoa học đã chứng minh được những thành phần bên trong nha đam có tác dụng kháng virút, tăng cường hệ miễn dịch trong cơ thể, tác dụng tiêu sưng, giải dị ứng, làm lành vết thương, mau lên da non.

Các men tiêu hóa giúp ăn ngon hơn và làm thuốc bồi bổ sức khỏe

Có khả năng chống oxy hóa tế bào, giải độc, nhuận trường, chống táo bón.

Tác dụng của nha đam

Theo wikipedia Nha đam có nguồn gốc từ Bắc Phi. Theo truyền thuyết Ai Cập và nữ hoàng Cleopatra đã sử dụng nha đam để tạo ra một làn da mịn màng, tươi tắn. Còn đại đế Hy Lạp Alexandros đã dùng nha đam để chữa vết thương cho binh sĩ của mình trong những cuộc trinh chiến.

tac-dung-cua-nha-dam-1
Tác dụng của nha đam trong chăm sóc làn da

Tức là nha đam đã được sử dụng trong làm đẹp và làm lành vết thương có từ cách đây hơn 3000 năm. Cho đến ngày nay con người với tiến bộ khoa học đã chứng minh và khẳng định được vai trò của cây nha đam trong cuộc sống con người. Chính xác là trong lĩnh vực thực phẩm, dược phẩm và mỹ phẩm.

Ở Việt Nam thì nha đam mọc nhiều ở các vùng Phan Thiết, Phan Rang, Phan Rí thuộc các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận. Do chúng thích nghi được với môi trường chịu khô hạn và chịu nóng rất giỏi. Vì vậy chúng được trồng rải rác khắp đất nước Việt Nam để làm thuốc hoặc làm cây cảnh.

Tác dụng có lợi trong nha đam đối với làm đẹp, chăm sóc da

Từ những nghiên cứu các nhà khoa học đã chứng minh được sự lời hại của nha đam trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau, trong bài viết này deptuoi30 sẽ review những tác dụng của nha đam đối với làn da và chăm sóc da:

chua-lanh-vet-thương-nha-dam
Tác dụng chữa lành vết thương nhanh chóng của nha đam
  • Tác dụng của nha đam làm lành vết thương

Theo những nghiên cứu ở Mỹ và Nga từ những năm 1930 cho thấy chất gel trong cây nha đam có khả năng bất ngờ làm lành vết thương, vết bỏng và chỗ loét. Đắp lớp gel lên vùng bị thương cho tốc độ làm lành nhanh chóng.

  • Tác dụng của nha đam trong trị bệnh ngoài da

Tác dụng của nha đam làm săn chắc làn da, làm nhỏ lỗ chân lông. Thoa phần gel tươi hàng ngày lên da mặt có tác dụng ngừa nám, làm mịn làn da, ngăn ngừa mụn…

  • Tác dụng của nha đam trị mụn

Từ những thành phần bên trong có tác dụng đối với da. Nha đam trong việc điều trị mụn rất hiệu quả.

Cách làm: 200g lá nha đam tươi rửa sạch, sau đó rạch từng ô nhỏ như quân cờ trên lá, thêm 50g đường trắng, 2 thìa canh mật ong, cũng với đá đập nhỏ để ăn.

Hoặc sử dụng 500ml gel nha đam, 200ml mật ong nguyên chất, trộn đều hỗn hợp lên sau đó để trong tủ lạnh sử dùng dần. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 3 thìa canh trước bữa ăn.

Xem thêm : Chuyên mục làm đẹp để cập nhật những phương pháp làm đẹp tốt nhất

Những tác dụng có hại cần lưu ý với nha đam (đặc biệt với những bà bầu)

Với những yếu tố dễ thích nghi môi trường, nha đam sẽ có những thành phần khác nhau khi được trồng ở những nơi khác nhau và cách làm cũng khác nhau. Và nó có phản ứng với một số chất khác nhau.

Đối với người bị bệnh tim thì không nên dùng vì nó có nguy cơ tiềm ẩn gây loạn nhịp tim

Bản thân nhựa của cây nha đam nguyên là một chất độc, khi tiếp xúc với không khí chất nhựa này sẽ dễ bị oxy hóa làm mất đi mốt số những hoạt tính, do vậy cần có những quy trình đúng đắn khi chiết xuất.

Độc tố bên trong nha đam không gây chết ngời, nhưng khi ăn một số lượng quá nhiều hoặc dùng trong khoảng từ 3 đến 6 tháng dạng chế viên có thể gây ra:

  • Tiêu chảy
  • Phụ nữ khi mang thai có thể sinh em bé bị dị tật, và phụ nữ khi cho con bú nên cẩn thận vì sẽ lây sang em bé khi cho bú mẹ
  • Với những người bị bệnh trĩ, viêm ruột thì không nên sử dụng vì trong thành phần nha đam có chứa anthraquinon trong nhựa cây nha đam gây sung huyết.

Theo như các chị em chia sẻ của nhiều bà mẹ mang thai và cho con bú thì không nên sử dụng nha đam, như tự nấu nha đam với đường phèn. Các biến chứng thường sẽ là đau bụng, nôn mửa sau khi ăn nha đam tự chế biến.

Nếu như các mẹ đã chót ăn rồi thì cũng không nên lo lắng quá, vì chỉ khi sử dụng quá nhiều mới gây hại cho em bé, và khi tự chế biến nếu dính nhựa trong thành phần thì các bạn nên theo dõi và đi khám để đảm bảo cho em bé được khỏe mạnh nhất nhé.