Nguyên nhân bị dị ứng và cách chữa dị ứng tại nhà 

287
52 / 100
Rate this post

Khi dị ứng nên làm gì là câu hỏi mà hiện nay nhiều người quan tâm. Tùy theo cơ địa của cơ thể mà có người bị dị ứng với thuốc, mỹ phẩm, thức ăn, thực phẩm,.. gây nên các trường hợp tùy vào tình trạng mà từ nhẹ đến nặng nhé. Nhưng nếu biết cách để biết khi dị ứng nên làm gì, thì sẽ tốt hơn. Để biết thêm khi dị ứng nên làm gì bạn hãy đọc hết bài viết dưới đây nhé.

cach chua di ung tai nha 1

Vậy khi dị ứng nên làm gì?

Để biết được cách dị ứng nên làm gì, bạn cần phải tìm hiểu và xác định được nguyên nhân của việc gây ra dị ứng, một số nguyên nhân gây ra dị ứng như:

– Thực phẩm: tôm, cua, cá, mực, sò, đậu phộng, trứng, sữa, lúa mì,…

– Các loại thuốc: thuốc kháng sinh, thuốc chống co giật, chống viêm không steroid và các thuốc điều trị gout dễ gây ra phản ứng dị ứng.

– Các chất gây dị ứng có trong không khí: lông động vật, phấn hoa, mạt bụi và nấm mốc.

– Dị ứng do côn trùng đốt.

– Các phản ứng quá mẫn với vaccine

– Dị ứng do thay đổi thời tiết.

Vậy, “bị dị ứng nên làm gì”: Bạn nên lưu ý, việc đầu tiên khi bị dị ứng là bạn phải xác định và tránh tiếp xúc với tác nhân gây ra tình trạng này. Đây là bước quan trọng nhất trong việc điều trị và ngăn ngừa phản ứng dị ứng.

Hiện nay, tùy vào mức độ dị ứng sẽ có phương pháp điều trị khác nhau, bao gồm:

– Với trường hợp dị ứng nhẹ có những biểu hiện như: mẩn ngứa, phát ban, nổi mề đay, mắt ngứa, đỏ, tụt huyết áp do mao mạch bị giãn nở… bạn có thể sử dụng các thuốc chống dị ứng đang có bán tại các hiệu thuốc, có thể hỏi ý kiến tư vấn của các dược sĩ nhà thuốc để sử dụng sao cho phù hợp.

– Nếu có những biểu hiện dị ứng ở mức độ nặng như: phù mạch, phát ban đỏ, loét niêm mạc… bạn nên đến các cơ sở y tế để bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời

– Trong trường hợp dị ứng có biểu hiện sốc phản vệ như: buồn nôn, hoặc nôn, phù Quincke, khó thở, hôn mê, co giật, da tím tái… cần nhanh chóng đưa bệnh nhân đến bệnh viện để được sơ cứu đúng cách.

Biện pháp phòng ngừa dị ứng

“Bị dị ứng nên làm gì”: Để hạn chế tình trạng dị ứng tái phát, ngoài việc áp dụng theo các hướng dẫn ở trên, bạn hãy tham khảo và thực hiện theo một số biện pháp sau đây:

Dị ứng thuốc

– Không tự ý sử dụng thuốc, chỉ dùng thuốc theo đơn của bác sĩ.

– Không dùng thuốc theo sự mách bảo của người khác, không dùng đơn của người khác hoặc đưa đơn thuốc của mình cho người khác sử dụng.

– Không sử dụng các loại thuốc mất nhãn, chuyển màu, có vật thể lạ, bị kết tủa hoặc quá thời hạn sử dụng.

– Nếu có những dấu hiệu bất thường sau khi dùng thuốc như: sốt, mệt mỏi, choáng váng, chóng mặt, buồn nôn, mẩn ngứa trên da… cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được chẩn đoán và điều trị.

thuốc

Dị ứng thức ăn

– Loại bỏ thực phẩm gây dị ứng ra khỏi chế độ ăn của bạn. Đây là phương pháp điều trị hiệu quả nhất trong các trường hợp dị ứng thức ăn. 

– Kiểm tra thực phẩm trước khi ăn, không ăn các loại thức ăn đã hư hỏng, hết hạn sử dụng, có dấu hiệu nấm mốc…. 

– Đọc kỹ nhãn thức ăn trước khi mua và sử dụng.

– Nhận biết sớm các triệu chứng dị ứng như: nổi mẩn ngứa, sưng đỏ,… Khi có dấu hiệu nặng, cần đến ngay các cơ sở y tế để thăm khám và điều trị.

– Luôn mang thuốc bên mình để phòng tránh trường hợp bạn bị dị ứng đột ngột.

– Đối với trẻ nhỏ, để phòng ngừa dị ứng thức ăn nên cho trẻ bú hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu. Đồng thời, loại bỏ những thức ăn gây dị ứng trong chế độ ăn của người mẹ đang cho con bú.

Trên đây là tổng hợp những cách chữa trị dị ứng cơ bản, nếu trường hợp nặng hơn thì bạn phải lập tức đến ngay bác sĩ để có hướng điều trị tốt nhất

Xem thêm cách chăm sóc da bị nhiễm corticoid: TẠI ĐÂY