Rất nhiều người bị mụn, nhưng bạn có biết mụn là gì, nguyên nhân do đâu và cách chữa như nào không? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những thông tin chi tiết về vấn đề này nhé.
Mụn có nhiều loại khác nhau và chúng cũng xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể. Mặc dù không quá nguy hiểm nhưng chúng gây mất mỹ và phiền toái cho bạn. Chữa trị mụn tận gốc và an toàn là mong muốn của hầu hết mọi người để tìm lại vẻ đẹp cho làn da.
Tổng quan về mụn
Mụn trứng cá là một tình trạng viêm da mãn tính, gây ra các nốt và mụn nhọt, đặc biệt là trên mặt, vai, lưng, cổ, ngực và cánh tay.
Mụn đầu trắng , mụn đầu đen , mụn nhọt , u nang và nốt sần đều là những loại mụn. Nó thường không nguy hiểm, nhưng nó có thể để lại sẹo da hoặc gây biến chứng nếu không biết cách xử lý.
Nguyên nhân gây ra mụn
Mụn thường xảy ra ở tuổi dậy thì , khi tuyến bã nhờn hoạt động quá mức, nhưng nó có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi và giới tính.
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra mụn mà có lẽ không thể liệt kê hết được. Dưới đây là những nguyên nhân chính:
Yếu tố nội tiết
Yếu tố nội tiết là nguyên nhân hàng đầu gây ra mụn. Nội tiết rối loạn do dậy thì, tiền mãn kinh, mang thai, sử dụng thuốc, stress…nhưng chung quy lại vẫn do nội tiết ảnh hưởng đến hình thành mụn.
Androgen là một loại hormone mà khi bước vào tuổi dậy thì nó tăng lên. Ở phụ nữ, nó được chuyển đổi thành estrogen . Nồng độ androgen tăng cao khiến các tuyến dầu dưới da phát triển. Bã nhờn quá mức có thể phá vỡ các thành tế bào trong lỗ chân lông, khiến vi khuẩn phát triển.
Chế độ ăn uống
Rất nhiều cuộc nghiên cứu chỉ ra rằng chế độ ăn uống liên quan mật thiết đến hình thành mụn. Các đồ uống ngột, có ga, có cồn thường khiến cho da mất độ ẩm hoặc tuyến nhờn hoạt động bất thường. Chúng cũng khiến cho da nhanh chóng lão hóa và khó chống lại các tác nhân gây hại.
Nhóm thực phẩm được cho là dễ gây mụn trứng cá bao gồm: ngũ cốc, đường tinh luyện, sữa, thức ăn nhanh, socola, bột đạm whey,…
Di truyền
Di truyền cũng có thể có ảnh hưởng đến mụn trứng cá, và có thể là lý do một số người dễ bị mụn trứng cá trong khi những người khác thì không (cùng môi trường sống và chế độ ăn uống).
Mặc dù mụn trứng cá có liên quan đến di truyền, nhưng chúng cũng do thói quen và môi trường sống hỗ trợ làm bùng phát mụn.
Căng thẳng, stress
Khi mức độ căng thẳng liên tục tăng cao, tuyến thượng thận báo hiệu sự sản xuất nội tiết tố nam androgen, báo hiệu các tuyến dầu bã nhờn tiết ra nhiều bã nhờn hơn. Khi lượng dầu dư thừa này tích tụ, mụn trứng cá có nhiều khả năng phát triển. Khi phụ nữ sản xuất một tỷ lệ androgen lớn hơn ở tuyến thượng thận so với nam giới, căng thẳng thường có ảnh hưởng đến tần suất mụn ở phụ nữ.
Căng thẳng có thể làm trầm trọng thêm sự xuất hiện của mụn trứng cá, vì nó làm giãn mao mạch và làm tăng lưu lượng máu. Điều này sẽ làm cho da xuất hiện màu đỏ và bị viêm. Căng thẳng cũng có thể làm cho mụn trứng cá tồn tại lâu hơn và trở nên nghiêm trọng hơn, vì mụn và mức độ căng thẳng có một mối quan hệ luẩn quẩn.
Các tác nhân có thể khác
Bên cạnh những nguyên nhân chính trên, thì còn rất nhiều nguyên nhân khiến cho mụn trứng cá xuất hiện như: sử dụng một số loại thuốc có chứa androgen và lithium, mỹ phẩm dầu mỡ, vệ sinh da không sạch sẽ, sử dụng mỹ phẩm không hợp…
Cách trị mụn trên mặt tại nhà
Thuốc chống vi trùng tại chỗ
Thuốc kháng khuẩn tại chỗ cũng nhằm mục đích giảm viêm mụn ở những bệnh nhân bị mụn trứng cá từ trung bình đến nặng. Ví dụ là clindamycin và natri sulfacetamide. Các bác sĩ da liễu có thể kê toa một retinoid tại chỗ.
Retinoids tại chỗ là một dẫn xuất của vitamin A. Chúng làm thông thoáng lỗ chân lông và ngăn ngừa mụn đầu trắng và mụn đầu đen phát triển.
Thuốc tránh thai
Thuốc tránh thai đường uống có thể giúp kiểm soát mụn trứng cá ở phụ nữ bằng cách ức chế tuyến nhờn hoạt động quá mức. Chúng thường được sử dụng như phương pháp điều trị mụn trứng cá lâu dài.
Tuy nhiên bạn cần chắc chắn đã tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
Kháng sinh đường uống
Kháng sinh đường uống có thể được kê đơn đến 6 tháng đối với bệnh nhân bị mụn trứng cá từ trung bình đến nặng.
Chúng nhằm xóa bỏ mụn viêm bằng cách điều trị từ bên trong. Tuy nhiên sử dụng kháng sinh thường khiên bạn bị nóng trong và có thể ngược lại gây ra mụn. Đồng thời kháng sinh không phải là biện pháp khắc phục lâu dài bởi mụn có thể trở nên kháng thuốc.
Vệ sinh da sạch sẽ
Vệ sinh da là yêu cầu cơ bản nếu bạn muốn loại bỏ mụn lâu dài. Việc vệ sinh da hàng ngày và vệ sinh chuyên sâu cho da giúp loại bỏ vi khuẩn gây mụn.
Nếu bạn đã có mụn, hãy chọn những loại sữa rửa mặt dịu nhẹ không chứa cồn để thân thiện với làn da và rửa mặt 2 lần mỗi ngày. Không chà xát da gây tổn thương dễ tạo nên những ô viêm nặng hơn.
Tẩy da chết 2-3 lần mỗi tuần giúp loại bỏ những bã nhờn tích tụ sâu dưới lỗ chân lông và giúp se khít lỗ chân lông, kiềm dầu.
Đắp mặt nạ trị mụn
Để chăm sóc một cách an toàn và toàn diện, bạn nên áp dụng các loại mặt nạ tự nhiên tại nhà. Chúng có thể áp dụng lâu dài và khá tiết kiệm.
Các bước để đắp mặt nạ trị mụn như sau:
- Chuẩn bị mặt nạ
- Làm sạch mặt bằng sữa rửa mặt. Hạn chế tẩy da chết khi da đang bị mụn.
- Áp dụng mặt nạ lên da khoảng 15-30 phút.
- Rửa sạch mặt bằng nước mát. Thực hiện 2-3 lần mỗi tuần.
Dưới đây là một số công thức trị mụn và chăm sóc da được yêu thích nhất:
- Gel Nha đam
- Nghệ, mật ong
- Bột trà xanh
- Khoai tây, sữa chua không đường
- Bột đậu đỏ
- Bột yến mạch, sữa tươi
Sau khi đọc xong bài viết, các bạn đã hiểu mụn là gì, nguyên nhân do đâu và cách chữa như thế nào. Chúc các bạn sớm xử lý được đống mụn xấu xí và không để lại sẹo.