Đau dạ dày khi mang thai 3 tháng cuối phải làm sao?

Rate this post

Đau dạ dày khi mang thai 3 tháng cuối gây ra nhiều nguy hiểm cho mẹ và bé. Bệnh có thể tăng nguy cơ sinh non, khiến bé nhẹ cân, chậm phát triển,… Đây là điều mà bất cứ bà mẹ ông bố nào cũng không muốn. Bởi vậy, hãy bảo vệ con trẻ bằng cách trang bị cho mình những kiến thức quan trọng dưới đây.

Tại sao bị đau dạ dày khi mang thai 3 tháng cuối?

Mẹ bầu thường rất dễ mắc bệnh lý đau dạ dày ở 3 tháng cuối, đặc biệt là tháng thứ 8 của thai kỳ. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng này bởi vì:

dau-da-day-khi-mang-thai-3-thang-cuoi
Giải pháp khi mẹ bầu bị đau dạ dày khi mang thai 3 tháng cuối là gì?

Thay đổi hormone cơ thể

Giai đoạn cuối thai kỳ, hormone tiết nhiều hơn, nội tiết tố thay đổi, giãn cơ hệ tiêu hóa, khiến cho dịch vị acid tiết nhiều  hơn. Đây là nguyên nhân chính khiến niêm mạc bị bào mòn, dẫn tới đau dạ dày, viêm loét dạ dày.

Thay đổi chế độ dinh dưỡng

Phụ nữ mang thai cần bổ sung lượng lớn dưỡng chất để nuôi thai nhi, đặc biệt là đường, tinh bột và sữa bầu. Chưa kể các thực phẩm bổ sung khi mang thai thường có nhóm thực phẩm giàu acid như: cóc, xoài, cam, bưởi, ổi, khế, mơ, mận,… 

Điều này khiến cho dạ dày phải hoạt động nhiều hơn, kích thích niêm mạc dạ dày, khiến dạ dày bị tổn thương.

Bụng chèn ép dạ dày

Thai nhi càng lớn, sức ép lên dạ dày thực quản càng lớn. Bởi thế mà thức ăn đi vào dạ dày không được tiêu hóa, ứ đọng, acid dịch vị bị kích thích tiết nhiều hơn. Điều này làm tổn thương trực tiếp lên niêm mạc dạ dày, khiến lớp nhầy bảo vệ dạ dày bị phá hủy, dạ dày bị tổn thương, viêm loét, lâu ngày có thể gây xuất huyết.

Đau dạ dày khi mang thai 3 tháng cuối có dấu hiệu gì?

Với những mẹ bầu khi mang thai bị đau dạ dày, đặc biệt là ở các tháng thứ 7 trở đi có thể gặp các dấu hiệu bệnh lý như:

  • Buồn nôn & nôn thường xuyên
  • Chướng bụng, đầy bụng, khó tiêu.
  • Nóng rát kèm đau vùng thượng vị (vị trí trên rốn và dưới xương ức). Cơn đau rõ rệt nhất là khi đói và sau khi ăn no.
  • Ợ chua, ợ hơi, miệng có vị đắng khó chịu.
  • Đau họng, khó thở, tức ngực do trào ngược dạ dày thực quản.

Các triệu chứng bệnh này khiến cho mẹ bầu thường xuyên mệt mỏi, mất ngủ, chán ăn. Không những thế, bệnh khiến cho tâm lý mẹ bầu cũng bị ảnh hưởng, khiến mẹ bầu dễ cáu gắt, bực bội khó chịu.

Đau dạ dày khi mang thai 3 tháng cuối ảnh hưởng gì?

Nếu như bị đau dạ dày khi mang thai 3 tháng đầu khiến thai nhi dễ bị dị tật bẩm sinh, hư thai, lưu thai thì ở 3 tháng cuối thai kỳ, đau dạ dày khiến cho người mẹ và bé đều bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Đặc biệt phải kể đến một số rủi ro như:

dau-da-day-khi-mang-thai-3-thang-cuoi-2
Đau dạ dày khi mang thai 3 tháng cuối ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của mẹ và thai nhi
  • Thai phụ: suy nhược cơ thể, tụt huyết áp, mệt mỏi khó chịu.
  • Thai nhi: Trẻ còi xương, suy dinh dưỡng, dễ sinh non, nhẹ cân, chậm phát triển, kém thông minh,…

Bởi vậy, mẹ bầu cần quan tâm chăm sóc sức khỏe bản thân và thai nhi. Để tránh những biến chứng nguy hiểm trên, mẹ bầu cần thăm khám và điều trị bệnh dạ dày kịp thời.

Cách điều trị đau dạ dày khi mang thai 3 tháng cuối

Với trường hợp phụ nữ mang thai 3 tháng cuối bị đau dạ dày, bệnh nhân tuyệt đối không tự ý sử dụng các loại thuốc tây có ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe và sự phát triển của thai nhi. 

Người bệnh có thể sử dụng một số mẹo giảm triệu chứng đau bụng khi mang thai như:

  • Bài thuốc bắp cải
  • Bài thuốc từ nghệ và mật ong
  • Bài thuốc từ trà bạc hà,…

Bên cạnh đó, người đau dạ dày khi mang thai 3 tháng cuối cần lưu ý:

  • Bổ sung các thực phẩm bổ dưỡng cho cơ thể như: các món luộc mềm dễ tiêu, thực phẩm từ bột mì, các loại hạt, các loại khoai, ngũ cốc,…
  • Ngủ nghỉ đủ giấc
  • Giữ cho tâm lý thoải mái
  • Tập luyện một số bài tập nhẹ nhàng như ngồi thiền, đi bộ, yoga, bơi lội,…

Trên đây là một số kiến thức cơ bản về đau dạ dày khi mang thai 3 tháng cuối mẹ bầu cần quan tâm. Nếu có bệnh lý trên trong giai đoạn thai kỳ nhạy cảm này, mẹ bầu không nên chủ quan. Hãy nhanh chóng tới cơ sở y tế uy tín để được hướng dẫn điều trị kịp thời nhé.