Bật mí cách đắp mặt nạ đúng cách cho làn da tươi tắn, chắc khỏe

5/5 - (1 vote)

Đắp mặt nạ là một trong những bước chăm sóc da không thể thiếu đối với bất cứ chị em nào. Thế nhưng cách đắp mặt nạ đúng cách như thế nào để mang lại hiệu quả cao nhất thì không phải ai cũng biết.

Đối với chị em phụ nữ, việc sở hữu một làn da trắng sáng và không có mụn là điều mà ai cũng mong muốn. Thế nhưng theo thời gian, làn da ấy ngày một lão hóa đi khiến chị em trở nên già nua, xấu xí. Vì thế, để sở hữu làn da mãi đẹp như tuổi đôi mươi, chị em nên thiết lập cho mình một chế độ chăm sóc da hợp lý. Trong đó, đắp mặt nạ là bước quan trọng mà chị em không nên bỏ qua. Ở bước này, làn da sẽ được nuôi dưỡng từ sâu bên trong giúp da luôn mềm mại và tươi trẻ.

Mặc dù đắp mặt nạ nghe chừng rất quen thuộc và đơn giản, thế nhưng đắp mặt nạ sao cho đúng và hiệu quả thì không phải chị em nào cũng làm được. Do đó, trong bài viết này, Deptuoi30 sẽ chia sẻ tới các bạn cách đắp mặt nạ đúng cách nhằm đạt kết quả như mong muốn.

Hướng dẫn cách đắp mặt na đúng cách

Bước 1: Kiểm tra độ kích ứng

Trước khi thoa bất cứ loại mỹ phẩm hay mặt nạ nào lên da mặt, tốt nhất bạn nên kiểm tra độ dị ứng trước. Để tránh làm tổn thương cho da, bạn nên thoa mặt nạ lên vùng da cánh tay, giữ nguyên trong 20 phút. Nếu không thấy phản ứng bất thường nào lên tay thì có nghĩa làn da của bạn phù hợp với loại mặt nạ này. Ngược lại, nếu thấy ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ thì tuyệt đối không sử dụng.

Bước 1: Kiểm tra độ kích ứng
Kiểm tra độ kích ứng

Bước 2: Vệ sinh da mặt thật sạch sẽ

Trước khi tiến hành đắp mặt nạ, chị em đừng bao giờ quên tẩy sạch mọi lớp trang điểm cũng như tẩy tế bào da chết. Tập trung vào vùng chữ T, lông mày, cằm để loại bỏ vi khuẩn, bụi bẩn giúp làn da trở nên thông thoáng. Ngoài ra, bước làm sạch da còn giúp các dưỡng chất từ mặt nạ hấp thụ nhanh chóng và hiệu quả hơn.

Bước 3: Làm giãn nở lỗ chân lông

Bên cạnh bước làm sạch da bằng sữa rửa mặt, tẩy da chết, nếu có thời gian chị em có thể tiến hành thêm bước xông hơi hay rửa mặt bằng nước ấm. Việc mở giãn nở lỗ chân lông sẽ giúp làn da bạn hấp thu được nhiều nhất các dưỡng chất. Hơn nữa, cách này còn giúp lỗ chân lông được làm sạch từ sâu bên trong giúp da luôn mềm mịn.

Bước 4: Cách đắp mặt nạ

Bạn nên đắp mặt nạ từ dưới lên trên, với những loại mặt nạ giấy bạn hãy đắp từ vị trí cổ cho đến môi, má, mũi, trán, không đắp lên mắt. Còn trong trường hợp bạn sử dụng mặt nạ từ thiên nhiên thì hãy sử dụng một chiếc chổi chuyên dụng hoặc dùng tay sạch thoa nhẹ nhàng lên da mặt theo thứ tự như mặt nạ giấy.

Cách đắp mặt nạ
Cách đắp mặt nạ

Bước 5: Thời gian đắp mặt nạ

Mỗi lần đắp mặt nạ bạn nên lưu giữ trong vòng 15-20 phút. Việc đắp mặt nạ quá nhanh hay quá lâu cũng không mang lại kết quả cao. Nếu để quá lâu, mặt nạ khô lại dẫn đến hình thành các nếp nhăn. Vì thế, trong quá trình đắp mặt nạ bạn nên tuân thủ thời gian đắp.

Bước 6: Làm sạch sau khi đắp mặt nạ

Sau khi đắp mặt nạ xong bạn nên sử dụng nước ấm để rửa lại. Sau đó, rửa thêm một lần nước lạnh hoặc khăn lạnh để làm se khít lỗ chân lông.

Bước 7: Thoa kem dưỡng ẩm

Cuối cùng, thoa kem dưỡng ẩm chính là bước quan trọng trong cách đắp mặt nạ đúng cách mà chị em không nên ngó lơ. Việc thoa kem dưỡng ẩm sẽ giúp cung cấp dưỡng chất cần thiết, làn da trở nên mềm mịn và tươi tắn.

Thoa kem dưỡng ẩm
Thoa kem dưỡng ẩm

Một số lưu ý quan trọng khi đắp mặt nạ

Lựa chọn mặt nạ phù hợp

Mỗi người sẽ thuộc một loại da khác nhau, vì thế mặt nạ sử dụng để đắp cũng không giống nhau. Do đó, bạn nên xác định mình thuộc loại da gì, da nhờn, da thường, hỗn hợp hay da mụn? Từ đó bạn sẽ xác định được loại mặt nạ phù hợp với làn da của mình. Trước khi thoa lên da mặt, hãy chú ý đến thành phần có trong mặt nạ để hạn chế tình trạng kích ứng cho da.

Tần suất đắp mặt nạ

Nhiều chị em nghĩ rằng, đắp mặt nạ càng nhiều thì hiệu quả mang lại sẽ càng nhanh. Thế nhưng đó là một quan niệm sai lầm. Mặc dù đắp mặt nạ mang đến những lợi ích tuyệt vời cho làn da trong việc dưỡng ẩm, thế nhưng nếu quá lạm dụng nó sẽ cho hiệu quả ngược lại. Đặc biệt những loại mặt nạ chứa nhiều axit, nếu đắp quá nhiều nó sẽ gây bào mòn da. Do đó, bạn chỉ nên đắp mặt nạ với tần suất 2-3 lần mỗi tuần thôi.

Tần suất đắp mặt nạ
Tần suất đắp mặt nạ

Không đắp mặt nạ quá dày

Nếu bạn nghĩ rằng, một lớp mặt nạ dày sẽ giúp da hấp thụ được nhiều dưỡng chất hơn thì bạn đã sai. Bởi, nếu lớp mặt nạ quá dày sẽ khiến da bị bít tắc, các dưỡng chất khó thẩm thấu xuống da. Vì vậy, bạn chỉ nên thoa một lớp mặt nạ vừa đủ, còn mặt nạ giấy thì vẫn đắp như bình thường.

Không đắp mặt nạ khi đang tắm

Để tiết kiệm thời gian, nhiều người vừa tắm vừa đắp mặt nạ trong bồn tắm nước nóng. Tuy nhiên điều này khiến các dưỡng chất có trong mặt nạ giảm đi đáng kể do hơi nước bốc lên. Làn da sẽ rất khó để hấp thụ đầy đủ các dưỡng chất của mặt nạ.

Không đắp mặt nạ qua đêm

Trừ những loại mặt nạ đắp qua đêm ra thì tất cả các loại mặt nạ thông thường bạn chỉ nên đắp từ 15-20 phút. Việc đắp mặt nạ qua đêm không chỉ khiến da bị bít tắc mà còn dễ dàng hình thành các nếp nhăn.

Không đắp mặt nạ qua đêm
Không đắp mặt nạ qua đêm

Rửa mặt bằng nước ấm

Thông thường ai cũng nghĩ rằng cứ để tinh chất mặt nạ càng lâu trên da càng tốt, nhưng thực tế sau khi đắp xong bạn nên đi rửa mặt lại bằng nước ấm mà không cần sữa rửa mặt. Bởi phần dưỡng chất còn lại trên da có thể là môi trường lý tưởng tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi nảy nở, dẫn đến tình trạng mụn cho da.

Như vậy có thể thấy rằng, đắp mặt nạ là một trong những phép thuật chăm sóc da tốt và có ích nếu chúng ta biết cách sử dụng. Hy vọng cách đắp mặt nạ đúng cách mà Deptuoi30 chia sẻ ở trên sẽ giúp chị em có thêm kiến thức về chăm sóc da nhằm đạt hiệu quả tốt nhất. Hãy lựa chọn cho mình một loại mặt nạ phù hợp để đảm bảo an toàn và phát huy đúng tác dụng.