Thời tiết khô lạnh làm cho môi bạn luôn ở trong tình trạng khô và nứt nẻ. Cùng tham khảo một số cách chữa khô môi cho đôi môi căng mọng tại bài viết dưới đây nhé!
Mùa đông gõ cửa và mang theo khí hậu khô lạnh khiến làn da của chúng ta rất dễ bị khô ráp, nứt nẻ, đau rát khó chịu, nhất là đôi môi. Đừng quá lo lắng, các cách chữa khô môi sau đây sẽ giúp bạn khắc phục tình trạng trên và giúp đôi môi của bạn trở nên căng mọng và mịn màng hơn.
Nguyên nhân gây khô môi
Khô môi do khí hậu và thời tiết
Nắng, gió, thời tiết hanh khô sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến làn da và đôi môi của bạn. Chính vì thế, bạn cần phải bổ sung thêm độ ẩm nhân tạo cho căn phòng của mình hoặc sử dụng các biện pháp khác để dưỡng ẩm cho đôi môi.
Liếm môi thường xuyên
Thói quen liếm môi nhiều lần/ngày tưởng chừng rất bình thường nhưng lại mang đến nhiều tác hại không ngờ đấy.
Hành động liếm môi chỉ càng làm tệ hại cho tình trạng đôi môi của bạn. Bởi vì nước bọt của bạn có chứa thức ăn và các yếu tố làm da bị khô hơn khi tiếp xúc với oxy.
Hóa chất từ son môi và chất xăm môi
Son nhiễm chì hoặc các hóa chất xăm môi là nguyên chân hàng đầu khiến đôi môi trở nên khô ráp.
Di truyền
Đây có thể là khả năng ít nhưng cũng là một trong những nguyên nhân khiến môi bạn khô. Bạn hãy chăm sóc kỹ đôi môi nếu bạn là một trong số những người có nguyên nhân này.
Cách chữa khô môi tại nhà
Cách chữa khô môi nứt nẻ bằng mật ong
Mật ong là một chất kháng khuẩn tự nhiên và có thể sử dụng để dưỡng ẩm cho đôi môi. Hãy thoa mật ong lên môi, để môi khô sau 30 giây rồi cuối cùng thoa trực tiếp lớp mỡ lên. Sau 15 phút, dùng khăn ấm lau sạch mật ong và mỡ trên môi. Thực hiện 2 lần/ngày và liên tục trong 1 tuần, bạn sẽ thấy đôi môi mềm mịn thấy rõ đấy!
Cách làm mềm môi bằng dầu oiliu và dầu dừa
Đây cũng là cách chữa khô môi cho bé được nhiều bà mẹ áp dụng bởi sự hiệu quả và an toàn.
Cách thực hiện rất đơn giản, bạn chỉ cần dùng dầu dừa hoặc dầu oliu bôi trực tiếp lên môi và rửa sạch sau 30 phút. Cách này giúp môi bớt thâm, tạo độ mềm mại và dưỡng ẩm khá hiệu quả.
Loại bỏ môi bị khô sần bằng dưa leo
Dưa leo không chỉ được sử dụng để làm tan bọng mắt, dưỡng da mà nó còn có tác dụng vỗ về nhẹ nhàng đôi môi, làm giảm sưng do khô nẻ gây ra. Hãy thực hiện thường xuyên nếu bạn muốn môi mịn màng trở lại một cách nhanh chóng.
Cách thực hiện như sau: Bạn rửa sạch dưa chuột, thái lát rồi chà lên môi để nước dưa chuột ngấm sâu vào môi một ngày vài lần, sau đó rửa lại bằng nước hơi ấm, môi sẽ mềm mại, sáng mịn tự nhiên mà không bị nứt nẻ nữa.
Chữa khô môi bằng nha đam
Nha đam là một trong những nguyên liệu tự nhiên chữa trị đôi môi khô nứt hiệu quả. Bạn chỉ cần lấy lá nha đam tươi, lọc lấy phần thịt rồi đắp lên môi. Giữ trong khoảng 20 phút sau đó. bạn rửa lại bằng nước ấm.
Bạn cũng có thể ép 1 chén nước nha đam cất trong ngăn mát tủ lạnh để dùng dần. Tuy nhiên, tối đa là 3 ngày bạn nên thay nước để tránh nước lô hội bị biến đổi thành phần.
Chữa trị dứt điểm nứt môi chảy máu bằng son/kem dưỡng
Kem/son dưỡng môi rất hiệu quả trong việc điều trị đôi môi khô, đặc biệt là trong mùa lạnh.
Bạn có thể kết hợp với động tác massage nhẹ nhàng môi với kem dưỡng môi/sáp chống nẻ vào mỗi sáng và tối trước khi ngủ để giúp máu lưu thông tốt hơn…
Cách phòng tránh nẻ môi
Phòng bệnh hơn chữa bệnh, bạn nên áp dụng các cách sau để bảo vệ đôi môi bạn luôn mềm mịn và hồng hào:
Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày
Đừng vì trời lạnh mà bạn ngại uống nước hơn, bạn hay uống đủ nước (2 – 2,5 lít nước mỗi ngày) vừa giúp môi không khô ráp mà còn giúp da tránh khỏi nứt nẻ.
Ăn nhiều hoa quả và rau xanh
Trái cây và rau xanh có chứa hàm lượng Vitamin C và B rất cần thiết cho một làn da mịn màng. Do đó, bạn có thể bổ sung Vitamin B bằng cách ăn nhiều rau củ như chuối, cà chua, rau dền, đậu xanh, khoai lang…
Không sử dụng son môi chứa chì
Các loại son lỳ hay son có khả năng giữ màu lâu thường có chứa một lượng nhỏ alcohol. Chúng có thể hút hết lớp dầu trên môi để giúp màu son bám lâu hơn và đây chính là nguyên nhân khiến môi khô nẻ.
Khi đánh son, bạn không nên thoa son trực tiếp lên môi thay vào đó, bạn nên thoa một lớp dưỡng môi trước khi tô son khoảng 5 phút để lớp dưỡng có thời gian ngấm vào da và bảo vệ.
Tẩy da chết môi thường xuyên
Cũng tương tự như làn da, không loại bỏ tế bào chết sẽ khiến đôi môi trở nên sần sùi, khô ráp. Bạn nên tẩy da chết 1-2 lần/tuần để đôi môi luôn căng mịn, hồng hào.
Che chắn khi đi gió
Dùng khẩu trang hay quàng khăn trùm qua môi khi đi gió là một cách hạn chế môi khô đơn giản mà hiệu quả.
Không liếm môi
Liếm môi không làm môi mềm hơn mà ngược lại càng khiến môi khô hơn. Khi nước bọt trên môi khô đi, nó sẽ đồng thời làm “bốc hơi” lớp dưỡng ẩm tự nhiên của môi.
Thở bằng miệng
Thở bằng miệng là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây khô môi. Chính vì thế, bạn nên hạn chế thở bằng miệng và hít thở bằng mũi để tránh gây nên tình trạng này.
Khô môi nứt nẻ là một trong những vấn đề phố biến của chị em khi mùa đông đến, gây cảm giác khó chịu không thoải mái trong một số hoạt động. Hi vọng một số tuyệt chiêu trên sẽ giúp bạn chữa trị đôi môi nứt nẻ vào mùa đông hiệu quả.